Thế giới

Tranh luận chống khủng bố trên xe tải, đốt tiền kiểu Mỹ

Theo INSFP, năm 2011, chi phí cho quốc phòng của Mỹ lớn hàng đầu thế giới, bằng tổng chi tiêu quốc phòng của 13 nước lớn hàng tiếp theo cộng lại.

Theo INSFP, năm 2011, chi phí cho quốc phòng của Mỹ lớn hàng đầu thế giới, bằng tổng chi tiêu quốc phòng của 13 nước lớn hàng tiếp theo cộng lại.


Theo Viện An ninh và Chính sách đối ngoại Quốc gia Mỹ (INSFP), năm 2011 chi phí cho quốc phòng của Mỹ lớn hàng đầu thế giới, bằng tổng chi tiêu quốc phòng của 13 nước lớn hàng tiếp theo cộng lại. Và tháng Hai tới đây, Tổng thống Obama sẽ công bố đề xuất ngân sách tài chính 2017, trong đó, chi tiêu cho quốc phòng sẽ cán mốc mới.

Tuy nhiên, trước khi bản ngân sách này được công bố, đã có không ít tranh luận, nào là chi bao nhiêu cho an ninh là hợp lý để khắc phục tình trạng "ném tiền qua cửa sổ". Hoặc chi quá ít gây ảnh hưởng đến các mục tiêu trong tương lai, nhất là trong bối cảnh an ninh toàn cầu leo thang, bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của Mỹ.

Liên quan đến chi tiêu quốc phòng, tờ Nationalinterest vừa cập nhập 5 tranh luận mà theo Nationalinterest là tán dương cho sức mạnh quân sự và xa hơn, muốn nhắn nhủ Nhà Trắng nên cắt giảm khoản chi này cho hợp lý, hiệu quả.

1. Hiện tại, chi phí quốc phòng Mỹ lớn bằng 7 quốc gia kế tiếp cộng lại

Theo thống kê, hiện nay chi phí quốc phòng của Mỹ bằng 7 quốc gia lớn hàng tiếp theo gộp lại. Thậm chí, chi cho quốc phòng của Mỹ nhiều hơn cả chi cho chăm sóc sức khỏe của 9 quốc gia kế tiếp cộng lại.


Hoặc năm 2012, chi phí cho quốc phòng của Mỹ chiếm 1/3 so với chi phí dành cho giải trí của toàn nhân loại. Người Mỹ tự vỗ ngực là quốc gia giàu có nhất nên có quyền bảo vệ các lợi ích sống còn của mình trên quy mô toàn cầu.

Trong vòng 4 năm trở lại, đây chi tiêu quốc phòng của Mỹ đã giảm nhưng kỷ lục vẫn chưa bị xô đổ. Nó cho phép Mỹ có thể chặn đứng các mối đe dọa trước khi nó đổ bộ lên bờ biển nước Mỹ, đồng thời duy trì một lực lượng quân sự hùng mạnh có khả năng tham chiến hiệu quả và bảo vệ hòa bình trên quy mô toàn cầu.

2. Chi tiêu quốc phòng có nguy cơ bị "lạm phát"

Phải nói ngay rằng chi tiêu quốc phòng của Mỹ đã tăng mạnh sau cuộc tấn công khủng bố 11/9. Từ năm 2001 đến năm 2015, chi cho các chương trình kinh tế xã hội vẫn tăng cao hơn so với chi tiêu cho an ninh quốc gia: 61% so với 38% sau khi đã điều chỉnh lạm phát.


Chi tiêu của Bộ Quốc phòng Mỹ hiện nay chỉ chiếm 15% trong tổng số các chi tiêu của liên bang, ít hơn trước ngày 11/9/2001. Ngoài khoản này, các bang có thêm 10% chi tiêu cho quốc phòng trong tổng số chi tiêu chung của địa phương.

Nếu tính theo GDP, tỷ lệ phần trăm chi tiêu cho an ninh quốc gia đã giảm từ 4,7% (2010) xuống còn 3,3% (2015), trong khi đó, năm 2001, mới chỉ đạt 2,9%.

3. Các khoản nợ quốc gia là mối đe dọa an ninh lớn đối với Mỹ

Tranh luận này được đông đảo dư luận Mỹ quan tâm bởi các khoản nợ của Mỹ ngày càng phình to và thực sự trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên theo Nhà Trắng, nó không phải là mối đe dọa an ninh quốc gia, điều này không có nghĩa Mỹ phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng, mà nợ quốc gia chỉ được xem là một mối đe dọa ở một dạng khác, ít nguy hiểm hơn.


Nợ quốc gia là một lực cản đáng kể đối với nền kinh tế chung, làm cho cuộc sống của người dân trở nên tồi tệ, nhất là cho thế hệ tương lai. Nhưng nó không phải là mối đe dọa như tên lửa hạt nhân hoặc các cuộc tấn công tự sát, hay các cuộc tấn công của IS, Nga, Trung Quốc, Iran hay Bắc Triều Tiên. Tuy mối đe dọa này không gây chết người nhưng nếu không quản trị tốt sẽ ảnh hưởng tới chi tiêu cho quốc phòng.

Văn phòng Quản lý và Ngân sách quốc gia Mỹ (OMB) cho hay, Mỹ nhận thức đầy đủ vấn đề nợ công nên bắt đầu cắt giảm chi tiêu. Từ năm 2009 đến năm 2013, thâm hụt ngân sách liên bang hàng năm vượt cả tổng ngân sách an ninh quốc gia. Riêng chi tiêu của Bộ Quốc phòng sẽ giảm còn 11,7% vào năm 2020 so với mức 15% như hiện nay.

Còn Văn phòng quản lý Ngân sách Quốc hội thì cho biết trong vòng 20 năm tới Mỹ phải tiếp tục giảm chi phí cho 3 hạng mục chính là an ninh xã hội, chăm sóc y tế và thanh toán lãi suất.

4. Mỹ sở hữu nhiều tàu sân bay nhiều hơn các quốc gia trên thế giới gộp lại

Tranh luận này rất đúng, nhưng điều này không có nghĩa là phải cắt giảm chi tiêu quân sự. Kích thước của quân đội Mỹ phải dựa trên nhu cầu về an ninh, mà không tính đến kho hàng dự phòng.


Là một cường quốc với lợi ích toàn cầu, Mỹ có cả lịch sử lẫn thế mạnh quân sự, từng trải qua hai cuộc xung đột lớn. Lợi thế này, và cả tiềm năng quân sự hiện có sẽ giúp Mỹ chiến thắng đối thủ mạnh một khi cuộc chiến trang mới diễn ra.

Sao với trước thời điểm 11/9 quy mô của quân đội Mỹ có chiều hướng thu gọn. Ví dụ, hải quân đã giảm 14% chỉ còn 272 tàu chiến các loại, hạm đội được xem là nhỏ nhất kể từ năm 1916.

Năm nay, tiếp tục thu gọn còn khoảng 475.000 quân, nhỏ nhất kể từ năm 1940 và đang có kế hoạch tinh giản tiếp trong tương lai gần. Về không quân Mỹ có ít hơn 12% nhân viên, còn máy bay ít hơn tới 26 % so với thời điểm cuối năm 2001.

5. Người Mỹ chống khủng bố trên xe tải

Trong khi Nga và Trung Quốc áp dụng những chiến thuật mới. Chẳng hạn Moscow đã từng áp dụng chiến thuật riêng tại Georgia, Crimea và miền đông Ukraine mang lại hiệu quả.

Còn Trung Quốc lại khẳng định quyền lực vô căn cứ của họ tại Biển Đông một cách rất hiếu chiến. Bắc Triều Tiên tiếp tục mở rộng chương trình hạt nhân bất hợp pháp, còn Iran thì tiếp tục chương trình tên lửa đạn đạo, trong khi đó Mỹ lại áp dụng chiến thuật chống khủng bố trên xe tải. một cách làm "chẳng giống ai".


Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger phát biểu trước Thượng viện Mỹ hồi năm ngoái, cho biết, các mối đe dọa an ninh mà Mỹ phải đối mặt là rất lớn và đa dạng kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Vì vậy hơn bao giờ hết Mỹ phải đa dạng hóa khả năng đánh chặn và đánh bại những mối đe dọa phức tạp này.

"Các cuộc tranh luận liên quan đến ngân sách quốc phòng Mỹ luôn là đề tài nóng bỏng. So sánh quy mô quân đội Mỹ hoặc ngân sách cho quốc phòng với các nước khác là giải pháp thú vị, nhưng không phải là một cơ sở hợp lý để quyết định ngân sách nhiều hay ít.

Thay vào đó, Mỹ cần phải xây dựng ngân sách quốc phòng dựa trên chiến lược nhất quán, thực tế có tính đến các mối đe dọa và các cam kết cũng như lợi ích của Mỹ ở nước ngoài ", Justin T. Johnson chuyên gia phân tích chính sách quốc phòng cao cấp, thuộc Viện INSFP kết luận.

Theo Ngọc Anh (Đất Việt)