Xã hội
08/02/2021 08:12Chồng chì chiết vợ vì biếu quà Tết cho ngoại: Bị phạt đến 1 triệu đồng
Tết nhất, câu chuyện về tiền giữa những cặp vợ chồng lại được nói đến nhiều hơn khi cả 2 đều cần mua sắm và biếu quà gia đình nội ngoại. Có nhiều gia đình thường nhật thì thuận vợ thuận chồng lắm nhưng chẳng hiểu sao bàn nhau biếu quà bố mẹ lại so bì và tự ái, cãi nhau tanh bành.
Chị N.T.L. (32 tuổi, Hà Nội) cho biết, năm nay, do dịch bệnh Covid-19 nên công ty chị không có thưởng tết, riêng chồng chị vẫn được nhận tiền thưởng tết 40 triệu đồng và gửi chị để mua sắm tết cho gia đình (bao gồm quà biếu hai bên nội ngoại).

"Tôi lấy 3 triệu đồng để biếu ông bà ngoại và 3 triệu đồng để biếu ông bà nội mua sắm tết như năm trước. Nào ngờ, khi chồng biết được thì chì chiết, đay nghiến tôi; như là "năm nay cô có đồng thưởng tết nào đâu mà lấy tiền của tui biếu ông bà ngoại nhiều thế, phải biết cân đối chứ, không có tiền thì gửi ông bà ngoại vài trăm nghìn tiêu tết được rồi, còn tui có thưởng tết thì gửi ông bà nội 3, 4 triệu gì cũng được, không làm ra tiền mà cứ phá là giỏi, tiêu tiền là hay…". Tôi cố gắng chịu đựng để gia đình không bất hòa, thế nhưng ngày nào chồng tôi cũng chì chiết, đay nghiến, nói qua, nói lại việc đấy", chị nói.
Chị P.M.T. (28 tuổi, quê Thanh Hóa) cũng có hoàn cảnh tương tự, chồng chị đi làm còn chị ở nhà nội trợ nên chị có cắt bớt tiền chồng đưa sắm tết để gửi cho ông bà ngoài một ít coi như báo hiếu cha mẹ; chồng chị biết được cũng đay nghiến, nói này nói nọ.
Về vấn đề này, trao đổi với chúng tôi, Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh có một số chia sẻ như sau:
Thứ nhất, theo khoản 2 Điều 70 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Do đó, việc con biếu quà tết cho cha mẹ là thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta (biết ơn cha mẹ, uống nước nhớ nguồn…). Tuy nhiên, khi đã kết hôn thì vợ chồng cần có sự bàn bạc, thống nhất trong việc biếu quà cho cha mẹ hai bên, sao cho thể hiện tính nhân văn, biết ơn, kính trọng đấng sinh thành và tránh xảy ra mâu thuẫn không đáng có. Như vậy, sẽ giữ được chữ hiếu với cha mẹ, cũng như đảm bảo tình nghĩa vợ chồng gắn kết bền vững.
Thứ hai, đối với trường hợp chồng chì chiết vợ vì đã biếu quà cho cha mẹ vợ nói riêng và trường hợp khác nói chung là không đúng. Với hành vi này, người chồng có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng về lỗi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình theo khoản 1 Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Theo Như Thiên (Pháp Luật & Bạn Đọc)
Tin cùng chuyên mục








-
MU đạt thỏa thuận chiêu mộ Mbeumo giá 71 triệu bảng (18/07)
-
Sự thật về những cuộc gọi đầu 00 và mã vùng không phải 84: Công an cảnh báo không được làm thao tác này (18/07)
-
Có nên tắt điều hòa khi ra ngoài 30 phút? Tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết câu trả lời (18/07)
-
Chuyện tình của nam nghệ sĩ đình đám và vợ 2 trẻ đẹp, kém 37 tuổi, có 1 con riêng (18/07)
-
Bão Wipha có nhiều nét tương đồng Yagi, đổ bộ với cấp độ mạnh (18/07)
-
Clip rước dâu chỉ mất 30 giây ở Bắc Ninh: Bố mẹ sút 3kg khi biết tin con gái yêu anh hàng xóm (18/07)
-
Tin mới về đợt mưa to đến rất to, kéo dài nhiều ngày liên tiếp ở miền Bắc (18/07)
-
Một địa phương Việt Nam lên kế hoạch dời gần 40.000 căn nhà (18/07)
-
Triều Tiên cấm người nước ngoài tới khu nghỉ dưỡng 'quốc bảo' (18/07)
-
Hà Nội hạ điểm chuẩn thi lớp 10 năm 2025 (18/07)
Bài đọc nhiều




