Xã hội
06/03/2025 10:11Dự kiến học sinh học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai vào năm 2035
Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo góp ý dự thảo Đề án quốc gia “Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học” giai đoạn 2025-2035, tầm nhìn đến 2045 do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 5/3.
Theo dự thảo đề án, Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai trong trường học Việt Nam có nghĩa là Tiếng Anh được dạy và học tại các trường mà ngôn ngữ chính thức là tiếng Việt, nhưng thứ tiếng được sử dụng chính là tiếng Anh. Trong đó, Tiếng Anh là một môn học và được dùng để dạy - học các môn học, chuyên ngành phù hợp khác, cũng như được sử dụng trong quá trình làm việc, giao tiếp hàng ngày tại trường học.
Dự thảo đề án quy định có 6 cấp độ để nhà trường triển khai Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai tại Việt Nam.
Mục tiêu là đến năm 2035, tất cả các cơ sở giáo dục mầm non có đủ điều kiện và triển khai Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, 100% trẻ mầm non từ 3 đến 5 tuổi được tiếp cận chương trình này. Đến năm 2045, triển khai chương trình Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai cho tất cả trẻ mầm non (gồm cả nhóm nhà trẻ và mẫu giáo).
Đối với giáo dục phổ thông, đến năm 2035, phấn đấu tất cả học sinh phổ thông được học chương trình Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (bắt đầu từ lớp 1 đến lớp 12) và triển khai theo cấp độ 1, 2, 3; đến năm 2045 theo cấp độ 4, 5, 6.
Ở bậc đại học, 100% các trường đại học triển khai Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai theo cấp độ 4, 5, 6.

Với giáo dục nghề nghiệp, mục tiêu 100% trường có chương trình Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, Tiếng Anh theo định hướng nghề nghiệp, 50% các cơ sở triển khai một phần môn học khác hoặc một số môn học khác bằng tiếng Anh.
Dự thảo đề án cũng nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện như nghiên cứu và hoàn thiện thể chế; tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân; phát triển và đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên; ban hành, triển khai chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu, học liệu; đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá; đẩy mạnh ứng dụng các nền tảng công nghệ, trí tuệ nhân tạo, tăng cường cơ sở vật chất; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, xã hội hóa…
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhận định, để đề án được triển khai hiệu quả, thành công, bền vững thì yếu tố con người là quan trọng nhất, do đó cần chú trọng đào tạo đội ngũ bài bản.
Thứ trưởng cũng lưu ý việc áp dụng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để giải quyết khoảng cách vùng miền, tiết kiệm thời gian, nhân lực.
Theo Thanh Hùng (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Bắt nghi phạm nổ súng, bắn tử vong người đàn ông ở Đồng Nai (17/07)
-
Nhiều người Hàn Quốc bức xúc khi xem bản tin thời sự về vụ 2 cô gái gây gổ ở tiệm photobooth Hà Nội (17/07)
-
Nữ sinh đạt điểm tuyệt đối 3 môn, ĐH top 1 gọi điện mời nhập học trong đêm nhưng bị cô từ chối khiến ai cũng ngỡ ngàng (17/07)
-
Hải Sapa bất ngờ "tố" Ngô Quyền Thế (17/07)
-
Ăn 1 mớ rau này tốt ngang thịt bò, ở quê có nhiều bỏ qua quá phí (17/07)
-
Bộ Văn hóa nhắc nhở MC Quyền Linh, Doãn Quốc Đam (17/07)
-
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên "chóng mặt", tâm điểm hướng về nơi nào? (17/07)
-
Người đàn ông "chết điếng" vì 2 điện thoại iPhone chạy hệ điều hành... Android (17/07)
-
Bắt gặp bạn trai thiếu gia Hoa hậu Đỗ Hà hộ tống mẹ vợ tương lai, có 1 hành động nhằm né sự chú ý (17/07)
-
Chứng khoán áp sát đỉnh lịch sử, cổ phiếu "họ Vin" bay phấp phới (17/07)
Bài đọc nhiều




