Xã hội
16/09/2015 15:41Sài Gòn ngập nặng do hệ thống cống quá nhỏ
Theo thống kê của Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP HCM, cơn mưa lớn nhất năm vào chiều 15/9 đã gây ngập 66 điểm khắp địa bàn, nơi sâu nhất là 0,5 m. Mưa lớn gây ngập trên diện rộng đúng giờ tan tầm đã khiến giao thông Sài Gòn rối loạn. Hàng nghìn xe máy, ôtô xếp hàng dài chôn chân, nhà dân bị ngập sâu trong nước...
Giải thích về nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập "cả thành phố", ông Đỗ Tấn Long - Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TP HCM - cho biết, do hệ thống cống ở nội đô được thiết kế để thoát nước với lượng mưa 86 mm kéo dài trong 3 giờ. Tuy nhiên, cơn mưa chiều tối qua có vũ lượng lên đến 142 mm, lại kéo dài nhiều giờ liền nên cống không thể thoát kịp.
![]() |
Thạc sĩ Đỗ Tấn Long trả lời báo chí sáng 16/9. Ảnh: Hữu Nguyên. |
Tuy nhiên, theo ông Long, do Trung tâm đã xây dựng phương án ứng phó nên ngay khi mưa lớn gây ngập nhiều khu vực trên địa bàn, công nhân thoát nước đô thị đã có mặt để vớt rác chặn các cống giúp nước thoát nhanh hơn, hoặc ứng cứu các trường hợp xe bị chết máy...
Trước ý kiến các dự án chống ngập "chỉ thiết kế cống với công suất thấp là không có tầm nhìn xa nên không hiệu quả khi có mưa lớn", đại diện Trung tâm chống ngập cho rằng, hệ thống cống cũ được xây dựng từ trước 2005 - khi chưa có khái niệm biến đổi khí hậu. Vì vậy, cống được thiết kế dựa vào số liệu về lượng mưa và mức triều cường thời điểm đó.
"Do biến đổi khí hậu, mưa tại TP HCM có trữ lượng ngày càng lớn, triều cường cũng liên tục lập đỉnh mới khi năm sau cao hơn năm trước nên hệ thống cống cũ không thể đáp ứng nổi việc thoát nước. Ở các dự án chống ngập đã và đang triển khai sau này đều được yêu cầu phải gắn với yếu tố biến đổi khí hậu", ông Long nói.
|
Cơn mưa lớn chiều 15/9 gây ngập 66 điểm khắp thành phố. Ảnh: Hải Hiếu. |
Bên cạnh đó, các giải pháp hỗ trợ thoát nước tại chỗ như xây hồ điều tiết cũng đang được triển khai. Thành phố đã quy hoạch xây dựng 103 hồ điều tiết ở các quận, huyện. Trong 5 năm tới sẽ thực hiện thí điểm trước 3 hồ gồm Bàu Cát (quận Tân Bình), Khánh Hội (quận 4) và Gò Dưa (quận Thủ Đức) với tổng kinh phí hơn 950 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




