Xã hội
27/11/2017 16:35Sổ đỏ ghi tên thành viên gia đình: Bộ TN-MT xin 'rút kinh nghiệm'
Sáng 27/11, tại cuộc họp báo thường kỳ quý IV/2017, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa khẳng định ghi tên thành viên gia đình trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp chặt chẽ về mặt pháp lý.
Bên cạnh đó, điều này không đặt thêm các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi trong minh bạch về tài sản, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.
'Chỉ là hướng dẫn về mặt kỹ thuật'

Bên cạnh đó, ông Mai Văn Phấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý đất đai (Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường), cũng giải thích rõ hơn về Thông tư 33/2017. Theo ông Phấn, phạm vi điều chỉnh của thông tư chỉ tập trung để hướng dẫn ghi tên cho đối tượng sử dụng đất là hộ gia đình, các đối tượng khác theo quy định của Luật Đất đai vẫn giữ nguyên.
Trao đổi về ý kiến cho rằng trong trường hợp cấp mới, các giao dịch bất động sản gây khó khăn, vị này khẳng định tài sản tạo lập của vợ hoặc chồng mà các thành viên khác trong gia đình không tham gia đóng góp thì sẽ không ghi trên bìa đỏ.
Nhấn mạnh thêm, ông Phấn cho biết bản chất của Thông tư 33 chỉ để hướng dẫn về mặt kỹ thuật, chứ không điều chỉnh về nội dung.
Trả lời câu hỏi của phóng viên liệu đây có phải là bước sửa sai trước đó của Bộ, ông Phấn nhấn mạnh điều chỉnh này để phù hợp hơn với tình hình hiện nay.
Đối với sổ đỏ họ gia đình, ông Phấn cho biết có 2 lựa chọn thể hiện: Các thành viên cử người đại diện đứng tên hoặc tất cả cùng đứng tên.
'Người trong ngành dễ hiểu, người dân khó hiểu'
Có mặt tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cho rằng Thông tư 33 hoàn toàn không thay đổi tính chất pháp lý của cơ quan quản lý và chủ sở hữu đất.
“Bản chất vấn đề chỉ là hướng dẫn những người tổ chức, thực hiện trong công tác chuyên môn”, ông cho hay.
Kết luận cuộc họp báo, bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thừa nhận rằng quản lý đất đai là lĩnh vực rất nhạy cảm. Với Thông tư 33, bà nhận định "người trong ngành sẽ hiểu nhưng bên ngoài có thể chưa hiểu đúng ý".
Do vậy, bà Hoa khẳng định Bộ sẽ rút kinh nghiệm về việc này: "Trong các luật bao giờ cũng có điều liên quan đến giải thích từ ngữ. Chúng tôi nghĩ khi đã quy định như thế đương nhiên là hiểu rồi vì mình làm chuyên môn. Nhưng thực tế, phải làm sao ban hành văn bản quy phạm pháp luật để ai cũng hiểu mới quan trọng".
Theo Trà My (Tri Thức Trực Tuyến)
Tin cùng chuyên mục








-
Luộc trứng nhớ cho thêm thứ này, vừa ngon lại tự róc vỏ "chuẩn" nhà hàng (12/07)
-
Cháy cây xăng, lửa ngùn ngụt kèm theo nhiều tiếng nổ lớn (12/07)
-
Cướp chồng người, 3 năm sau tôi nhận nỗi đau thấu trời (12/07)
-
Bắt nghi phạm đâm 3 anh em ruột bị thương vong ở Đồng Tháp (12/07)
-
Ông Trump công bố mức thuế 30% với hàng hóa nhập từ EU và Mexico (12/07)
-
Lịch công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 CHÍNH XÁC nhất (12/07)
-
1 Em Xinh bị tố được NSX thiên vị đổi kết quả, "dọn đường" lộ liễu để debut? (12/07)
-
Dân đầu cơ "ôm" Labubu đã khóc: Từng bán được gấp đôi gấp ba giá gốc, giờ đây chỉ có thể tự trưng trong góc nhà (12/07)
-
Nữ thần Hàn Quốc nhảy "See tình", nói "đỉnh nóc kịch trần" (12/07)
-
Apple thông báo tuyển dụng kỷ lục tại Việt Nam: 62 vị trí trải dài từ Bắc vào Nam (12/07)
Bài đọc nhiều




