Xã hội
23/12/2021 13:53Tại sao đã tiêm vắc xin, hơn 300 nhân viên một bệnh viện ở TP.HCM vẫn nhiễm Covid-19?
Tại hội nghị khoa học kỹ thuật thường niên diễn ra vào ngày 23/12, bác sĩ Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương (TPHCM) cho biết, trong đại dịch đã và đang diễn ra, BV có hơn 300 nhân viên y tế tuyến đầu bị mắc Covid-19.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân viên y tế mắc Covid-19 tại BV phân bố ở nữ giới cao gấp gần 2,5 lần so với nam giới và đa phần là người trẻ (< 35 tuổi), làm công tác điều dưỡng (chiếm 50.6%).
Cụ thể, trong số 257 nhân viên y tế mắc Covid-19 đồng ý tham gia nghiên cứu, có 180 trường hợp là nữ, cao gấp gần 2,5 lần so với nam giới. Điều dưỡng là nhóm bị lây nhiễm cao nhất so với bác sĩ, kỹ thuật viên, nhân viên khác.

Phân tích nguyên nhân, nhóm nghiên cứu cho rằng, điều dưỡng là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, làm việc trong thời gian dài, thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân và thân nhân. Đặc biệt, điều dưỡng phải tiếp xúc với các bệnh nhân thường, chưa có triệu chứng mắc Covid-19 rõ ràng hoặc chưa có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 chính xác.
Nghiên cứu cũng chỉ ra đa số ca nhiễm không có bệnh lý nền đi kèm và được tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19. Do đó, người bệnh có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, sớm khỏi bệnh, không ghi nhận trường hợp tử vong.
Tuy nhiên, trong số các nhân viên y tế mắc Covid-19 của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ghi nhận 5 người mắc ung thư, 12 người bị bệnh tim mạch, 18 ca thừa cân… Đây đều là các bệnh nền, yếu tố nguy cơ cao khi mắc Covid-19.
Khảo sát của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cũng chỉ ra sự khác biệt so với nghiên cứu chùm ca nhiễm đột phá tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM hồi tháng 6/2021. Cụ thể, trong 62 ca nhiễm của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tham gia nghiên cứu, tỷ lệ nam giới chiếm đa số, chủ yếu làm công việc hành chính, giá trị Ct là 31,9.
Sự khác biệt trên được cho là vì tỷ lệ nhân sự và giới tính của 2 bệnh viện khác nhau; thời gian khảo sát và thời điểm nhiễm bệnh của các nhân viên y tế khác nhau.
Thông tin trên VietNamNet, Bác sĩ CKII Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương nhận định, thực hành và quản trị lâm sàng cần được tuân thủ để kiểm soát tình trạng lây nhiễm trên. Các quy trình chuẩn sẽ giúp đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch Covid-19. Đồng thời, hạn chế thấp nhất số ca nhiễm cho lực lượng nhân viên y tế làm công tác tuyến đầu và chăm sóc, điều trị bệnh nhân.
Suốt thời gian qua, nhân viên y tế là nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm rất cao, thường xuyên phải làm việc tăng giờ trong tình trạng thiếu đồ bảo hộ cá nhân. Tại TP.HCM, trạm trưởng trạm y tế xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè và điều dưỡng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã tử vong vì Covid-19 khi làm nhiệm vụ phòng chống dịch.
Ngọc Trâm (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Từ 15/8, những trường hợp sau sẽ bị thu hồi, tạm khóa thẻ BHYT, người dân lưu ý! (27/07)
-
"Đám cưới thế kỷ" của Selena Gomez: Thắt chặt an ninh, 1 quy định gắt không tưởng cho dàn khách mời siêu sao (27/07)
-
Hãng tin Nga tìm cậu bé chụp ảnh chung với Tổng thống Vladimir Putin cách đây 25 năm (27/07)
-
Thu hồi khẩn cấp hơn 600.000 tủ lạnh Mini Frigidaire do nguy cơ cháy nổ, bỏng nhiệt (27/07)
-
Chung kết Sing! Asia: Phương Mỹ Chi thua sốc 0.8 điểm trước đối thủ Trung Quốc (27/07)
-
Campuchia phủ nhận dùng tên lửa tập kích Thái Lan (27/07)
-
Nước cờ gây sốc của ông Troussier cuối cùng lại trở thành “cứu cánh” cho HLV Kim Sang-sik (27/07)
-
Cảnh báo sốt xuất huyết gia tăng: Nguy cơ tái nhiễm nặng (27/07)
-
Chồng bất tỉnh vì đột quỵ, vợ ngất xỉu do nhồi máu cơ tim (27/07)
-
Khống chế tên cướp lẩn trốn khu vực biên giới, thu tại chỗ 2 khẩu súng (27/07)
Bài đọc nhiều




