Xã hội
02/12/2016 21:19Trên 50% phụ nữ, trẻ em được khảo sát cho biết từng bị quấy rối tình dục
Đây là một thực trạng đáng lo ngại về bạo lực giới và quấy rối tính dục tại khu vực công cộng được Bộ LĐ-TB-XH và Tổ chức Action Aid công bố ngày 2.12.
![]() |
“Rõ ràng các dịch vụ công tại nhiều thành phố ở Việt Nam chưa đáp ứng đủ nhu cầu và chưa đảm bảo yếu tố nhạy cảm giới. Những nơi như bến xe buýt hay nhà vệ sinh công cộng và những dịch vụ được người dân sử dụng hàng ngày, nhưng lại ẩn chứa nhiều nguy cơ về bạo lực giới và quấy rối tình dục”, bà Loan nói.
Theo khảo sát, đáng lo ngại hơn cả là tình trạng quấy rối tình dục tại nơi công cộng như: công viên, trên các phương tiện giao thông công cộng… Có tới 51,3% phụ nữ, trẻ em gái được khảo sát cho biết trải qua ít nhất một hình thức quấy rối tình dục tại nơi công cộng và nơi làm việc, như: huýt sáo, trêu ghẹo, nhìn chằm chằm vào bộ phận nào đó trên cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể, sờ mó hoặc đụng chạm cố ý, gửi trang web và ảnh khiêu dâm…
Nghiên cứu cũng cho thấy một thực trạng đáng buồn, thay vì trình báo cơ công an, hay cảnh báo cho người khác, khi xảy ra các hành vi quấy rối, có tới 47,1% phụ nữ và trẻ em giữ im lặng. Bà Hoàng Phương Thảo, Trưởng đại diện tổ chức Action Aid Việt Nam bày tỏ: “Đa phần phụ nữ cảm thấy xấu hổ và thậm chí bị xã hội kỳ thị nếu họ khai báo các hành vi quấy rối tình dục, bởi suy nghĩ đổ lỗi cho phụ nữ vì đã có hành vi sai trái gì đó nên mới bị đàn ông quấy rối. Điều này khiến cho những thủ phạm vẫn đang tự do ngoài vòng công lý mà nghiêm trọng hơn, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái đã trở thành một vấn đề bình thường và được “chấp nhận” bởi đại bộ phận xã hội”.
Từ kết quả khảo sát trên, nhóm nghiên cứu khuyến nghị, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định và cơ chế pháp luật bảo vệ phụ nữ và trẻ em trước các hình vi quấy rối tình dục. Bên cạnh đó, cần có chế tài xử phạt mạnh hơn đối với hành vi bạo lực nhắm tới phụ nữ và trẻ em gái ở tất cả mọi nơi. Đối với các cơ quan chức năng, những người làm công tác giữ gìn trật tự tại nơi công cộng, cần tăng cường lực lượng nữ công an với nghiệp vụ và thái độ có nhạy cảm giới để ứng phó với các tình huống bạo lực; đồng thời thiết lập các đường dây nóng để phụ nữ có thể kịp thời khai báo về hành vi bạo lực và yêu cầu lực lượng chức năng có các hành động can thiệp…
Theo khảo sát, tại Hà Nội các điểm không an toàn là Bến xe Long Biên, Nước Ngầm, Giáp Bát, các tuyến xe buýt, công viên, nhà vệ sinh công cộng tuyến Giáp Bát - Nhổn, công viên Bắc Thăng Long, đường Khuất Duy Tiến… Tại TP.HCM là bến xe Miền Đông, khu Chợ Lớn, Thư viện Trung tâm ĐH Quốc gia TP.HCM, cầu Phú Mỹ... Hầu hết những người gây ra hành vi quấy rối đều là nam giới trong nhóm tuổi 15 - 25. |
Theo Thu Hằng (Thanh Niên Online)
Tin cùng chuyên mục








-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
-
Nhiều chuyến bay không thể cất - hạ cánh ở Nội Bài, Cát Bi (19/07)
-
Mưa to, gió lớn ở Hà Nội và nhiều địa phương phía Bắc có phải do ảnh hưởng bão số 3? (19/07)
-
Clip hiện trường vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long khiến hàng chục người chết và mất tích (19/07)
Bài đọc nhiều




