Xã hội
15/05/2025 10:37Vi phạm giao thông ở 6 thành phố lớn có thể bị phạt tiền gấp đôi
Sáng 15/5, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, thừa ủy quyền của Thủ tướng, đã trình bày tờ trình về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, dự luật sửa đổi quy định, bổ sung cụm từ địa bàn TP Hà Nội vào trước cụm từ khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương, mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 2 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ.

Ngoài ra, quy định mức phạt này cũng được đề xuất trong các lĩnh vực vi phạm về bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội, văn hóa, quảng cáo, đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm.
Thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho hay, việc bổ sung quy định địa bàn thành phố Hà Nội được áp dụng mức phạt tăng gấp 2 lần trong một số lĩnh vực là không cần thiết.
Bởi mức phạt tiền trong các lĩnh vực này đã được quy định tại Luật Thủ đô năm 2024. Vì vậy trường hợp không bổ sung nội dung này thì việc xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn thủ đô vẫn được áp dụng riêng theo quy định tại Luật Thủ đô.
Về việc bổ sung một số lĩnh vực được áp dụng mức phạt tăng gấp 2 lần đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương khác, Ủy ban đề nghị tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn.
Đồng thời, đánh giá tác động kỹ lưỡng để làm cơ sở xem xét nội dung này khi sửa đổi toàn diện luật, bảo đảm hài hòa giữa hiệu quả quản lý nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Mặt khác, theo cơ quan thẩm tra, quy định khu vực nội thành như trong dự thảo luật cũng chưa thực sự phù hợp, không khả thi và khó xác định, nhất là trong điều kiện nhiều địa phương đang tiến hành sắp xếp, sáp nhập.
Đáng chú ý, Chính phủ cũng đề xuất bổ sung việc xử phạt vi phạm hành chính với các lĩnh vực khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; dữ liệu; công nghiệp công nghệ số; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Cụ thể, lĩnh vực khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có mức phạt tối đa 30 triệu đồng. Lĩnh vực công nghiệp công nghệ số; dữ liệu có mức phạt tối đa 100 triệu đồng.
Lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo có mức phạt tối đa 500 triệu đồng. Với lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá nhân được quy định tại luật chuyên ngành tương ứng.
Theo khoản 1, 2 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi năm 2020) quy định mức phạt vi phạm giao thông cao nhất đối với cá nhân là 75 triệu đồng, tổ chức là 150 triệu đồng.
HL (SHTT)
Tin cùng chuyên mục








-
Không nằm ngoài làn sóng cắt giảm chi phí, một "thành viên" mang tính biểu tượng của Hoàng gia Anh bị buộc phải "về hưu" (04/07)
-
Vụ trẻ đi trại hè bị bắt nạt, 8 ngày không dám đi vệ sinh vì bẩn, Làng Háo Hức khẳng định: Những trải nghiệm này giúp các con thêm trân trọng và biết ơn (04/07)
-
Người phụ nữ uống loại nước tưởng lành, 2 tháng sau gan “hoá đá” (04/07)
-
Đội bóng của Công Phượng có HLV mới (04/07)
-
Audi Q6 e-tron ra mắt, BMW iX3 tại Việt Nam có đối thủ (04/07)
-
Bức ảnh gây lú nhất Squid Game 3, gần 7 triệu người không dám tin đây là sự thật (04/07)
-
Giải cứu kịp thời hai cô gái nghi bị lừa sang Trung Quốc (04/07)
-
Giải ngố tài chính: “Tôi không cần tiết kiệm thêm, tôi cần bớt tiêu sai” - Tư duy quản lý tiền hiệu quả mà nhiều người đang bỏ lỡ (04/07)
-
Bức ảnh 2 bố con khiến nhiều người xem bức xúc: Đứa trẻ sẽ học được gì từ người bố cẩu thả, vô trách nhiệm như vậy? (04/07)
-
Người phụ nữ ‘diễn xiếc’ bò trên dây điện ở TPHCM (04/07)
Bài đọc nhiều





