Công nghệ
17/08/2020 15:07CEO Xiaomi livestream bán hàng
"Thực ra tôi không giỏi trong việc livestream này. Tôi bị bộ phận bán hàng ép lên đây", Lei Jun nói.
Trong buổi bán hàng online đầu tiên của ông, Lei Jun bán được hơn 20 sản phẩm, từ bút bi, cân điện tử đến smartphone, TV với giá từ một đến 49.999 nhân dân tệ. Nhiều sản phẩm cháy hàng ngay khi được giới thiệu.
Khi bắt đầu buổi phát sóng, chủ tịch của Xiaomi nói ông đặc biệt sợ livestream. Dù đã luyện tập vài lần trước đó, trong buổi phát trực tiếp, Lei Jun vẫn mắc vài lỗi nhỏ. Ví dụ, khi bán cân điện tử, ông nói sản phẩm này rất nhạy, có thể cân trọng lượng của một cốc nước. Nhưng thay vì để cốc nước lên, ông lại đặt chiếc điện thoại lên cân, sau đó ông đặt thêm một cốc nước, nhưng thiết bị không hiển thị trọng lượng.

Những lỗi nhỏ này lại khiến buổi livestream của vị CEO trở nên vui vẻ. Đến khoảng 22h, buổi bán hàng online của Lei Jun kết thúc. Nhiều người tiếc nuối và yêu cầu CEO Xiaomi tiếp tục bán thêm. "Tôi đã đặt hàng ngay lập tức mà vẫn không kịp. Nhiều món được giảm giá một nửa. Lần sau tôi sẽ nhanh tay hơn để 'săn' vài món yêu thích", một khán giả tên Winlin nói.
"Rất nhiều sản phẩm đã được 'săn' trong chớp mắt. Tôi rất hài lòng về buổi phát sóng trực tiếp hôm nay", Lei Jun nói cuối buổi livestream và hứa sẽ cân nhắc về lần phát sóng tiếp theo. Thông tin này lập tức được cộng đồng mạng hưởng ứng nhiệt tình. Trên Weibo, chủ đề "Buổi phát sóng trực tiếp đầu tiên của Lei Jun" đang nằm top thịnh hành với hơn 35 triệu lượt đọc và gần 3 nghìn lượt bình luận.
Đây không phải lần đầu tiên một "sếp" công nghệ livestream bán hàng. Hồi đầu tháng 4, Luo Yonghao, CEO Smartisan - thương hiệu smartphone phổ biến ở Trung Quốc - đã kiếm được 15,5 triệu USD thông qua nền tảng bán hàng online với đủ mặt hàng, từ dao cạo râu đến smartphone. Một tháng sau, "nữ hàng đồ gia dụng" - CEO Mingzhu Dong của tập đoàn Gree Electric Appliances - cũng thu về 310 triệu nhân dân tệ (43,8 triệu USD) sau ba giờ livestream.
Việc mua sắm qua livestream ngày càng phổ biến ở Trung Quốc. Các nền tảng được yêu thích ở nước này là trang thương mại điện tử Taobao, JD, mạng xã hội Douyin và Kuaishou. Những người nổi tiếng lên livestream bán hàng không còn xa lạ, tuy nhiên, sự xuất hiện của các CEO khiên nhiều người tin tưởng hơn vào chất lượng sản phẩm. Người mua cũng có cơ hội tương tác trực tiếp với những người nổi tiếng mà họ hiếm khi được trò chuyện ngoài đời.
Theo iiMedia Research, tổng giá trị các giao dịch thông qua livestream tại Trung Quốc đạt 61 tỷ USD trong năm 2019. Do ảnh hưởng của Covid-19, lĩnh vực này đang tăng trưởng đột phá và được dự đoán đạt 129 tỷ USD trong năm nay.
Theo Khương Nha (Vnexpress.net)
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




