Công nghệ
20/01/2025 06:41TikTok ra sao khi bị các nước cấm cửa?

Một buổi chiều tháng 6/2020, Ấn Độ đột ngột chặn TikTok cùng 58 ứng dụng Trung Quốc khác sau vụ đụng độ giữa binh lính hai nước dọc biên giới. Các nhà cung cấp dịch vụ di động và Internet tiến hành chặn truy cập ứng dụng.
Chỉ sau một đêm, 200 triệu người dùng nước này không thể sử dụng nền tảng video ngắn. Khi ấy, TikTok là một hiện tượng văn hóa tại Ấn Độ và quốc gia Nam Á cũng là thị trường lớn nhất của ứng dụng.
Dù lệnh cấm ảnh hưởng xấu đến các nhà sáng tạo nội dung vào thời gian đầu, rất nhanh mọi người đã chuyển sang những lựa chọn thay thế, nổi bật hơn cả là Instagram Reels của Meta.
Đến nay, Reels đã thế chỗ TikTok trong văn hóa Internet và kinh tế số Ấn Độ tuy vẫn không thể tái hiện thành công của đối thủ trong lòng người dân.
Nikhil Pahwa, nhà sáng lập website chính sách công nghệ MediaNama, nhận xét: Nếu trên TikTok, họ dễ dàng gặp được những người thợ xây, nông dân kể chuyện cho khán giả địa phương, trên Reels, chỉ toàn là KOL (người có ảnh hưởng trên mạng xã hội).
Dù vậy, sau 4,5 năm, Pahwa cho rằng người dân Ấn Độ không còn nhớ đến TikTok nữa.
Vài năm sau khi Ấn Độ cấm TikTok, một số nước khác cũng làm điều tương tự. Vài nước cấm TikTok trên thiết bị của quan chức chính phủ, bao gồm Mỹ, Canada, EU.
Một trong số đó là Nepal. Tháng 11/2023, Nepal quyết định cấm TikTok vì nội dung làm xáo trộn hòa hợp xã hội và phá vỡ cấu trúc gia đình. Tương tự Ấn Độ, lệnh cấm được thực thi thông qua các nhà cung cấp dịch vụ Internet và di động.
Ngoài một số người trẻ tuổi dùng VPN để lách luật, phần còn lại dần giảm sử dụng ứng dụng. Reels đã lấp đầy khoảng trống của TikTok sau đó.
Tuy nhiên, đến tháng 8/2024, chính quyền mới của Nepal đã công bố bộ quy tắc mạng xã hội rộng lớn hơn và TikTok đồng ý tuân thủ. Mọi người dường như đều chờ đợi sự trở lại của TikTok. Một lần nữa, ứng dụng đến từ Trung Quốc lại phổ biến hơn Reels.
Theo nghiên cứu của tổ chức phi lợi nhuận Access Now, hơn 10 nước đã cấm TikTok trên toàn quốc trong vài năm gần đây nhưng đều tạm thời trong vài ngày hoặc vài tuần, như Armenia, Azerbaijan, Bangladesh, Ethiopia, Pakistan và Senegal.
Từ đêm 18/1 (giờ địa phương), TikTok dừng hoạt động tại Mỹ để tuân thủ Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi các ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm soát. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa lệnh cấm TikTok tại Ấn Độ và Mỹ.
Việc Tòa án tối cao Mỹ ủng hộ đạo luật có thể mở ra cánh cửa cho các lệnh cấm TikTok ở những nước khác, theo David Kaye, Giáo sư luật Đại học California. Đó là vì Mỹ là kiểu mẫu cho nhiều nước về tự do ngôn luận.
Theo Du Lam (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Nam sinh Hà Nội là thủ khoa khối A năm 2025 với 3 điểm 10 tuyệt đối (16/07)
-
PSG gây sốc khi rao bán 11 cầu thủ (16/07)
-
Nửa cuối năm 2025: ENSO vẫn trung tính, thời tiết nhiều bất ổn và khó lường (16/07)
-
Thái Lan phủ nhận cho Mỹ dùng căn cứ quân sự để đổi lấy thỏa thuận thuế quan (16/07)
-
Mỹ đạt được thoả thuận thương mại với Indonesia, châu Âu sẵn sàng trả đũa (16/07)
-
Thiết kế gây tranh cãi trên mẫu SUV mới của Hyundai, đi ngược tuyên bố trước đó (16/07)
-
Lật tẩy thủ đoạn buôn lậu "đội lốt" hàng quá cảnh (16/07)
-
Bắt nhóm thiếu niên cướp biển số xe, gây rối lúc rạng sáng (16/07)
-
Jude Bellingham nghỉ 3 tháng, Real Madrid bất an (16/07)
-
Giá vàng bất ngờ giảm (16/07)
Bài đọc nhiều



