Công nghệ
02/06/2021 10:15Việt Nam nằm trong trong top 10 nước sử dụng smartphone nhiều nhất thế giới
Theo hãng nghiên cứu thị trường Statista, doanh số bán điện thoại thông minh trên toàn cầu vẫn liên tục tăng trưởng. Lượng điện thoại thông minh bán ra hàng năm tăng hơn gấp ba lần từ 2009 - 2015. Sau đó, thị trường bắt đầu ổn định khoảng 1,5 triệu chiếc mỗi năm.
Năm 2020, các nhà cung cấp điện thoại thông minh đã bán ra khoảng 1,38 tỷ điện thoại thông minh trên toàn thế giới. Và con số sẽ tiếp tục tăng lên trong năm 2021 với con số dự đoán trên 1,53 triệu chiếc.

Số liệu điều tra của hãng nghiên cứu thị trường Statista cho thấy, tính đến tháng 5/2021, Trung Quốc vẫn là quốc gia dẫn đầu về lượng người dùng smartphone với gần 912 triệu người.
Dù con số ít hơn tới một nửa, nhưng Ấn Độ cũng xếp thứ 2 sau Trung Quốc với trên 439 triệu chiếc. Hai quốc gia này sẽ tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng bởi dân số đông và được đánh giá là các thị trường có tiềm năng tăng trưởng mạnh khi tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh tương đối thấp, Statista bình luận.
Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Indonesia và Việt Nam là hai thị trường có lượng người dùng cao nhất. Số liệu cho thấy, Indonesia có tới 160,2 triệu người dùng điện thoại thông minh và xếp thứ 4 trong bảng xếp hạng. Việt Nam có 61,3 triệu người dùng, ở trong top 10 quốc gia có lượng người dùng smartphone đông nhất thế giới.
Philippines và Thái Lan có tỷ lệ người dùng thấp hơn, với lần lượt là 41,3 và 37,8 triệu người dùng.
Tỷ lệ thâm nhập điện thoại thông minh có thể được sử dụng như một chỉ số để đo lường mức độ tiên tiến của nền kinh tế của một quốc gia. Lượng người sử dụng điện thoại thông minh và tỷ lệ thâm nhập của smartphone cũng được xem là một trong những cơ sở phát triển nền kinh tế số.
Năm 2020, tỷ lệ thâm nhập điện thoại thông minh tại Việt Nam xếp thứ 9 với chỉ số 63,1%, cao hơn Indonesia với tỷ lệ thâm nhập 58,6% và Philippines ở mức 37,7%.
Việt Nam cũng được đánh giá là thị trường kinh tế số có mức tăng trưởng cao và tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á.
Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, năm 2020 nền kinh tế kỹ thuật số khu vực Đông Nam Á ghi nhận sự tăng trưởng của thương mại điện tử, giao đồ ăn và truyền thông trực tuyến trong bối cảnh đại dịch. Theo đó, thanh toán số đạt 620 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến đạt 1,2 nghìn tỷ USD vào năm 2025.
Truyền thông trực tuyến cũng đạt mức tăng trưởng 22%, đạt 17 tỷ USD vào năm 2020. Điều này được thúc đẩy bởi sự gia tăng bứt phá của các nhà cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (video streaming), mức tăng trưởng đạt 12 lần ở Việt Nam và 18 lần ở Thái Lan.
Theo đánh giá, Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia có ghi nhận mức tăng trưởng hai con số cho nền kinh tế số. Trong đó nền kinh tế số Việt Nam đạt tổng giá trị khoảng 14 tỷ USD và dự kiến đạt 52 tỷ vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng bình quân từ nay đến đó là 29%. Trong bối cảnh đại dịch, kinh tế Internet tại Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng của là vận tải, thực phẩm, thương mại điện tử và fintech.
Ảnh: Internet
Theo Duy Vũ (ICTNews)
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




