Gia đình

Nỗi khổ của người vợ lấy phải chồng đảm bếp núc

Tuần nào cũng vậy, sau cả mấy tiếng nấu nướng cầu kỳ, Lam háo hức bê mâm cơm nhiều món được bày biện kỹ lưỡng lên mời chồng nhưng cái mà cô nhận được luôn là cái cười nhếch mép của chồng.

Tuần nào cũng vậy, sau cả mấy tiếng nấu nướng cầu kỳ, Lam háo hức bê mâm cơm nhiều món được bày biện kỹ lưỡng lên mời chồng nhưng cái mà cô nhận được luôn là cái cười nhếch mép của chồng.

Ba năm làm việc ở đó, cô chưa bao giờ nấu nổi một bữa cơm cho bố mẹ. Bởi vậy nên mẹ cô thường giục cô chuyển công việc khác bởi “chồng nào chịu được”.

Vì lẽ đó mà khi nghe Nam bàn chuyện cưới hỏi, Lam đã đề cập ngay nỗi băn khoăn của mình và nỗi lo về việc lo cô không thể lo chuyện bếp núc. Ấy thế nhưng khi vừa chia sẻ nỗi lòng mình, chồng tương lai của cô đã vui vẻ chia sẻ: “Anh làm nhà nước, về sớm nên mọi việc bếp núc, nấu nướng em cứ để anh. Trong nhà, ai làm mà chả vậy. Anh hứa không bắt em nghỉ việc nơi đó đâu”.
 

Và buổi chiều, vì Lam luôn về muộn hơn chồng nên Nam luôn là người đảm đương việc đón con, nấu cơm. Ảnh minh họa.

Nghe Nam nói vậy, Lam cũng thấy yên tâm và háo hức tổ chức đám cưới.

Thời gian đầu, cuộc sống chung của hai người vô cùng êm ấm. Nam cũng thực hiện đúng lời hứa anh nói với vợ trước đám cưới.

Hàng ngày, 6h sáng, khi vợ vẫn còn ngủ, Nam đã dậy đi chợ và tiện thể mua đồ ăn sáng hay nấu đồ ăn cho hai vợ chồng. Lam chỉ việc dậy, rửa mặt, đánh răng, ăn sáng và đi làm.

Sau này, khi đứa con gái đầu lòng chào đời, Nam còn thêm nhiệm vụ cho con ăn và đi gửi trẻ.

Và buổi chiều, vì Lam luôn về muộn hơn chồng nên Nam luôn là người đảm đương việc đón con, nấu cơm.

Cũng chính vì ít nấu nướng nên thỉnh thoảng vào mỗi cuối tuần, để nấu một bữa cơm Lam phải rất vất vả. Vì cả tuần mới nấu có bữa cơm, nên Lam cũng muốn bữa ăn phải thịnh soạn và có những món ăn lạ.

Nhưng tuần nào cũng vậy, sau cả mấy tiếng nấu nướng cầu kỳ, Lam háo hức bê mâm cơm nhiều món được bày biện kỹ lưỡng lên mời chồng nhưng cái mà cô nhận được luôn là cái cười nhếch mép của chồng.

Nam nhìn mâm cơm, gắp ăn thử hết món này qua món khác kiểu như ban giám khảo chấm thi. Và mười lần như một, lúc nào Nam cũng có lý do để chê vợ: Món này nhạt quá, món này thừa muối, món này thiếu cái này, món này thiếu cái kia…

Khi bê mâm cơm lên háo hức bao nhiêu thì lúc nghe chồng nói cô khổ sở bấy nhiêu. Trong khi chồng nhấm nháp món này, món khác, cô chỉ biết ngồi, mặt ngắn lại và suốt bữa cơm chả nuốt nổi miếng nào ngon lành. Nước mắt chỉ trực trào ra theo những câu mỉa mai, đay nghiến của chồng.

Hàng xóm ở gần nhà Lam ai cũng bảo cô sướng vì lấy được chồng đảm đang, chăm con khéo. Nhưng Lam thì thấy cực khổ vô cùng. Cô chỉ ước giá như chồng bớt đảm đi đôi chút có khi cô cảm thấy nhẹ lòng hơn.

Lấy nhau gần chục năm trời, chưa bao giờ Nam hào hứng với những món vợ làm, hay có một lời khen nào dành cho vợ.

Đã thế, ai đến nhà chơi, Tuấn cũng nửa đùa nửa thật: “Nhà này đàn bà sợ bếp”. Và mỗi khi nhà có mời cơm khách hay cỗ tiệc, Nam đều ra tay trổ tài và hiển nhiên, người ta chỉ khen Nam khéo léo.

Lam thấy mình tẽn tò như thể người thừa. Vậy mới biết, “ở trong chăn mới biết chăn có rận”.
 
>> Vỡ mộng vì ham lấy chồng đại gia
 
Theo Minh Ngọc (Nguoiduatin.vn)