Gia đình
26/03/2015 09:277 dấu hiệu của hôn nhân không tình yêu
Bất cứ cuộc hôn nhân nào cũng sẽ có lúc rơi vào thời điểm mà người trong cuộc cảm thấy mệt mỏi, khó khăn, không tìm được tiếng nói chung. Nhưng những thách thức này hoàn toàn khác với tình trạng hôn-nhân-khô-cạn-cảm-xúc. Vấn đề là làm sao ta phân biệt được chúng?
![]() |
Tất nhiên, chúng tôi không khuôn bạn ly dị ngay. Nhưng nếu như những dấu hiệu này tồn tại trong mái ấm của bạn, đó là lúc bạn cần suy nghĩ nghiêm túc về tương lai của mình.
1. Bạn phớt lờ bản năng của mình
Bản năng của chúng ta luôn cất tiếng đầu tiên khi mối quan hệ có trục trặc, nhưng chúng ta luôn không tin tưởng vào tiếng nói đó. Lý do là vì tiếng nói đó quá nhỏ và điềm đạm, khác với tiếng nói trong đầu ta, lúc nào cũng the thé ở kịch tính cao. Nếu như bạn cảm thấy phản ứng của mình luôn là "Tôi cảm thấy không an toàn khi bộc lộ chính mình, tôi không thấy được tôn trọng và không được vui vẻ suốt một thời gian dài", đó là dấu hiệu cho thấy mọi chuyện đang rất tệ, và bạn không nên phớt lờ cảm nhận của mình chút nào.
2. Bạn bị quay cuồng trong nhu cầu và vấn đề của người khác
Nhiều phụ nữ chọn cách cứu vãn một mối quan hệ bằng mọi cách, vì họ thường đặt lợi ích và nhu cầu của người khác lên trước mình. Và do phụ nữ (về bản năng) thường giữ vai trò của người chăm sóc, họ thường quên mất chính mình, cùng với những nhu cầu của riêng mình. "Tôi làm thế vì con cái" là luận điệu thường gặp nhất của họ. Nhưng trong 100% trường hợp, họ chỉ gánh lấy nỗi đau không gì cứu được.
3. Khoảng cách giữa hai người ngày càng xa - chẳng bao giờ anh ta giúp bạn việc gì
Một cách để phân biệt giữa điểm lặng của cuộc hôn nhân (như khi tự dưng cuộc sống rơi vào lối mòn và 2 người không còn làm chuyện ấy nhiều nữa) với một cuộc hôn nhân không tình yêu chính là tự hỏi bạn: Tình trạng đó đã kéo dài bao lâu rồi? Có phải nó ngày càng tệ hơn không?
4. Bạn tưởng tượng về cuộc sống không có "đối phương" bên cạnh
Nếu như bạn thường xuyên tưởng tượng về một tương lai hạnh phúc, vui vẻ mà không có bạn đời của mình sống chung, đó là một dấu hiệu quan trọng cho thấy mọi chuyện đang rất không ổn. Đây là một phần của quá trình "phân tách cảm xúc", trong đó bạn cố thuyết phục mình rằng mình không còn quan tâm tới nỗi đau sau khi chia tay nữa. "Cứ như thể tâm trí bạn có sự chuẩn bị trước để trái tim không bị đau quá nhiều khi kết thúc mối quan hệ".
5. Bạn ngừng chiến
Nếu như bạn chấp nhận thua cuộc trong tâm trạng trống trải và cảm thấy xa cách hơn bao giờ hết, đó chính là dấu hiệu cho thấy bạn đã đến ngã tư đường. Nếu như có mâu thuẫn, tranh cãi, "chiến tranh lạnh" mà hai người không buồn nói về chuyện gì đã xảy ra, hoặc khăng khăng giữ riệt quan điểm của mình, từ chối lắng nghe ý kiến đối phương, đó là một sự cảnh báo. Tuy nhiên, những xung đột không được giải quyết hay khiến chúng ta tưởng lầm rằng tình yêu đã hết. Trên thực tế, tình yêu vẫn còn đó, chỉ là cơn giận đã khiến bạn không thể tiếp cận tình cảm mà thôi. Muốn chạm lại được vào những cảm xúc đó, hãy quan tâm trở lại đến cảm xúc của đối phương, thay vì phớt lờ chúng hoặc phản ứng một cách tiêu cực. Điều này sẽ tạo ra sự gần gũi và kết nối, thay vì tạo khoảng cách. Thực ra, những cuộc chiến tranh còn có thể khiến các cặp đôi yêu và hiểu nhau hơn, nếu như họ vượt qua được và hàn gắn mối quan hệ của mình.
6. Có những hành vi "siêu phá hủy" hôn nhân
Có 4 hành vi được cho là có thể hủy diệt mọi mối quan hệ. Chỉ cần 1 hành vi hiện diện trong quan hệ của bạn thôi, đèn đỏ cũng đã bật rồi. Mỗi khi bạn chỉ trích bạn đời của mình - bằng cách công kích, đổ lỗi cho họ, ném ra những câu nói hoàn toàn tiêu cực như "Anh/em lúc nào cũng muộn", "Anh/em chẳng bao giờ làm gì nên hồn", bạn đã ngắt bỏ mọi sự kết nối mình có. Bằng cách tự bảo vệ mình và từ chối nhận mọi trách nhiệm, bạn cũng rũ bỏ mọi niềm tin và thiện chí trong cuộc hôn nhân này. Nếu bạn có thái độ khinh miệt bạn đời, gọi tên họ một cách xách mé hoặc miệt thị, bạn đang cho rằng mình ưu việt và đứng cao hơn bạn đời. Và mỗi khi bạn "đóng băng" với họ, thay vì cởi mở giải quyết vấn đề, bạn sẽ tạo ra khoảng cách và sự thiếu chân thành.
7. Bạn cảm thấy không được lắng nghe (hoặc bản thân bạn cũng không muốn lắng nghe)
Lần cuối cùng khi bạn ngồi xuống nói chuyện với bạn đời của mình về những trục trặc trong mối quan hệ là khi nào? Bạn có nghe được phản hồi nào từ họ không? Có cảm thấy sẽ chẳng có gì thay đổi không? Đó chính là vấn đề. Công cụ mạnh nhất để giải quyết các xung đột chính là lắng nghe và hiểu đối phương. Một khi bạn lắng nghe xem họ đang cố nói với bạn điều gì (hoặc ngược lại), cả hai người sẽ đi được đến gốc rễ của vấn đề.
Theo Y Lam (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Sắp xảy ra ngày ngắn nhất trong lịch sử Trái Đất (05/07)
-
34 tỉnh, thành phải kiểm kê đất đai sau sắp xếp (05/07)
-
Tóc Tiên tiếp tục khoá mạng xã hội sau hàng loạt dấu hiệu bất ổn (05/07)
-
Ca cấp cứu đặc biệt cho nam du khách người nước ngoài bất tỉnh trên đường do ngộ độc bóng cười (05/07)
-
Chưa từng có: iPhone đồng loạt giảm giá nhờ thuế VAT, đây có phải lúc 'xuống tiền'? (05/07)
-
Audi Q6 e-tron ra mắt Việt Nam: Giá 3,199 tỷ đồng, đèn LED tùy biến lần đầu xuất hiện, chạy 583km/sạc, sạc 2 năm không tốn tiền (05/07)
-
Tài xế đột quỵ trên cao tốc được CSGT cấp cứu qua 'cửa tử' (05/07)
-
Phim mới chiếu 7 phút đã chiếm top 1 rating cả nước: Nữ chính đẹp đến nỗi người gặp người yêu, hoa gặp hoa nở (05/07)
-
HAGL chiêu mộ ngoại binh Brazil cao 1m83, gạch tên tiền đạo 8 tháng chưa ghi bàn? (05/07)
-
Hàng hóa đồng loạt giảm giá (05/07)
Bài đọc nhiều




