Gia đình
21/11/2015 07:59Báo động gien siêu vi khuẩn ở Trung Quốc
Các chuyên gia đã tìm thấy một loại gien mới có thể tạo ra các chủng vi khuẩn đề kháng mạnh những dòng kháng sinh hiện là giải pháp cuối cùng chống bệnh tật.
Các chuyên gia đã tìm thấy một loại gien mới có thể tạo ra các chủng vi khuẩn đề kháng mạnh những dòng kháng sinh hiện là giải pháp cuối cùng chống bệnh tật.
Theo báo cáo trên chuyên san uy tín Lancet Infectious Diseases, trưởng nhóm Hua Lin của Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc đã trình bày phát hiện về sự tồn tại của gien có tên mcr-1, trên các đoạn plasmid (chỉ các phân tử ADN mạch kép dạng vòng nằm ngoài ADN nhiễm sắc thể), có thể dễ dàng được sao chép và được các vi khuẩn truyền cho nhau.
Gien nguy hiểm này được tìm thấy ở người và heo tại Trung Quốc, bao gồm trong các mẫu vi khuẩn có năng lực truyền nhiễm. Các chuyên gia lo ngại sự xuất hiện của gien mcr-1 có thể dẫn đến tình trạng lây lan và đa dạng hóa giữa các cộng đồng vi khuẩn khác nhau.
![]() |
Ảnh: Shutterstock |
Người, heo đều có gien siêu kháng thuốc
Được biết, các chuyên gia đã thu thập các mẫu vi khuẩn có trong thịt heo tại những lò giết mổ thuộc 4 tỉnh khác nhau và từ thịt heo, thịt gà được bán tại 30 khu chợ cùng 27 siêu thị ở Quảng Châu từ năm 2011 đến 2014. Họ cũng phân tích vi khuẩn có trong những bệnh nhân mắc bệnh viêm nhiễm ở hai bệnh viện thuộc tỉnh Quảng Đông và Chiết Giang.
Kết quả cho thấy có sự xuất hiện phổ biến của gien mcr-1 trong các mẫu E.coli trên gia súc và thịt sống. Đáng lo ngại hơn, tỷ lệ mẫu dương tính tăng theo từng năm, và mcr-1 cũng được tìm thấy trong 16 mẫu E.coli và K.pneumoniae lấy từ 1.322 bệnh nhân.
Như đã đề cập ở trên, các nhà nghiên cứu đã tìm được chứng cứ cho thấy gien mcr-1 đã được chuyển qua lại trong các chủng vi khuẩn phổ biến như E.coli, gây nhiễm trùng hệ tiêu hóa và nhiều dạng viêm nhiễm khác, và vi khuẩn gây viêm phổi Klesbsiella. Điều này cho thấy “sự tiến triển từ kháng thuốc diện rộng đến kháng thuốc toàn thể là không thể tránh được”, theo cảnh báo của các nhà nghiên cứu. Dù hiện tại bị hạn chế trong địa phận Trung Quốc, mrc-1 nhiều khả năng sẽ đua tranh với các gien kháng thuốc khác và lan rộng ra toàn cầu.
Cảnh báo trên diện rộng
Sự phát hiện của dòng gien mcr-1 đã nhắc lại tin tức “gây hoảng hốt” vào năm 2010 về sự xuất hiện của một loại gien “siêu vi khuẩn” khác, gọi là NDM-1, được tìm thấy lần đầu tiên tại Ấn Độ và nhanh chóng lan tràn trên toàn thế giới. Do vậy, phát hiện trên một lần nữa thúc đẩy giới khoa học tiếp tục kêu gọi các nước ngay lập tức hãy hạn chế việc sử dụng polymyxin, một loại kháng sinh bao gồm colistin vốn được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc và gia cầm.
Hiện Trung Quốc là một trong những nước sử dụng và sản xuất colistin lớn nhất thế giới cho việc sử dụng trong mảng nông nghiệp và thú y. Nhu cầu trên thế giới về kháng sinh trong nông nghiệp dự kiến sẽ đạt gần 12.000 tấn/năm vào cuối năm 2015, tăng lên 16.500 tấn vào năm 2021, theo báo cáo mới đây của Trung tâm nghiên cứu y khoa QYResearch (Mỹ). Tại châu Âu, 80% doanh số bán polymixin, chủ yếu là colistin, là tại Tây Ban Nha, Đức và Ý, theo báo cáo của Cơ quan dược phẩm châu Âu.
Phản ứng trước báo cáo trên, hai chuyên gia David Paterson và Patrick Harris của Đại học Queensland (Úc) nhận xét các mối quan hệ giữa việc sử dụng colistin trong nông nghiệp, kháng colistin trong các gia súc giết mổ, kháng colistin trong thực phẩm, và kháng colistin ở người giờ đây đã được thành lập xong. Về phần mình, Giáo sư Laura Piddock của Đại học Birmingham (Anh) nhấn mạnh: “Toàn bộ hoạt động sử dụng polymyxin cần phải được giảm đến mức tối thiểu càng nhanh càng tốt, và ngưng ngay mọi việc dùng thuốc mà không cần thiết”. Thông điệp của giới khoa học hết sức rõ ràng: nếu các nước không thực hiện theo cảnh báo, sức khỏe cộng đồng sẽ phải đối diện với những nguy cơ mới và nghiêm trọng.
Theo Thụ Yên (Thanh Niên Online)
Tin cùng chuyên mục

Chồng bất tỉnh vì đột quỵ, vợ ngất xỉu do nhồi máu cơ tim
(27/07)

Bé gái 6 tuổi dậy thì sớm vì nửa năm uống loại sữa nhiều bố mẹ "đua nhau" mua cho con
(26/07)

Xót xa đám tang 3 người cùng gia đình tử vong trong vụ lật xe khách ở Hà Tĩnh
(26/07)

Tôi ly hôn vì nghĩ chồng ngoại tình, 2 năm sau tôi phát hiện mình là người đã phá nát cả cuộc đời anh ấy
(24/07)

Sự khác biệt giữa những đứa trẻ được lắng nghe và những đứa trẻ không được lắng nghe trở nên rõ ràng sau 20 năm
(24/07)

Con sinh năm 2026 hợp với bố mẹ tuổi gì? Cẩn trọng tránh 3 tuổi dễ xung khắc
(24/07)

Tôi tặng mẹ chồng một chiếc túi hàng hiệu, vài ngày sau, bà đòi gặp riêng rồi đưa tôi bản ghi âm gây sốc
(24/07)

Chỉ hỏi 1 câu mà kéo chồng về từ tay kẻ thứ 3: Hôn nhân bền chặt là nhờ vào tài này của phụ nữ!
(24/07)
Tin mới nhất
-
Từ 15/8, những trường hợp sau sẽ bị thu hồi, tạm khóa thẻ BHYT, người dân lưu ý! (27/07)
-
"Đám cưới thế kỷ" của Selena Gomez: Thắt chặt an ninh, 1 quy định gắt không tưởng cho dàn khách mời siêu sao (27/07)
-
Hãng tin Nga tìm cậu bé chụp ảnh chung với Tổng thống Vladimir Putin cách đây 25 năm (27/07)
-
Thu hồi khẩn cấp hơn 600.000 tủ lạnh Mini Frigidaire do nguy cơ cháy nổ, bỏng nhiệt (27/07)
-
Chung kết Sing! Asia: Phương Mỹ Chi thua sốc 0.8 điểm trước đối thủ Trung Quốc (27/07)
-
Campuchia phủ nhận dùng tên lửa tập kích Thái Lan (27/07)
-
Nước cờ gây sốc của ông Troussier cuối cùng lại trở thành “cứu cánh” cho HLV Kim Sang-sik (27/07)
-
Cảnh báo sốt xuất huyết gia tăng: Nguy cơ tái nhiễm nặng (27/07)
-
Chồng bất tỉnh vì đột quỵ, vợ ngất xỉu do nhồi máu cơ tim (27/07)
-
Khống chế tên cướp lẩn trốn khu vực biên giới, thu tại chỗ 2 khẩu súng (27/07)
Bài đọc nhiều

BTV Thời sự 19h vừa được điều làm phóng viên thường trú của VTV tại Mỹ là ai?

Bé gái 6 tuổi dậy thì sớm vì nửa năm uống loại sữa nhiều bố mẹ "đua nhau" mua cho con

Xung đột Campuchia - Thái Lan leo thang, đạn pháo "lạc sang Lào"

Thêm một bé gái 13 tuổi ở Hà Nội bỏ nhà đi chưa rõ tung tích

Chuyến bay hỗn loạn, hành khách tưởng "sắp chết như trong phim"