Gia đình

Đệ nhất kim thư TQ 'Chu dịch': Ăn thứ này vào buổi sáng là thuốc bổ, buổi tối là thuốc độc

Gừng là gia vị phổ biến hàng ngày và được đánh giá là có tác dụng tuyệt vời với sức khỏe. Nhưng thời điểm ăn gừng đúng mới có lợi, ăn sai lại gây hại.

Đệ nhất kim thư "Chu dịch" bàn về cách ăn gừng để khỏe mạnh

Âm dương khí trong cơ thể con người mỗi ngày đều trải qua một vòng biến hóa không ngừng. Cho đến 4h30 sáng của một ngày là thời điểm đánh dấu dương khí của con người sẽ đạt đến mức cao nhất.

Theo quan niệm của Đông y, gừng là nguyên liệu thuộc dương, có tính ấm, ăn gừng vào buổi sáng có thể giúp dương khí tăng lên.

Trái lại, vào ban đêm thì Dương khí hội tụ trở lại để suy dần, ngay tức thì âm khí tăng dần lên, lúc này nếu ăn gừng thì "khí âm dương trong cơ thể tranh nhau." Điều này là lý do các danh y xưa nhấn mạnh rằng "ăn gừng buổi sáng là thuốc bổ, ăn gừng buổi tối là thuốc độc".

Đệ nhất kim thư TQ 'Chu dịch': Ăn thứ này vào buổi sáng là thuốc bổ, buổi tối là thuốc độc

Cuốn sách Chu Dịch nổi tiếng đã ghi lại lời khuyên được đúc kết này của các nghiên cứu Đông y, giải đáp băn khoăn, thắc mắc của chúng ta về thời điểm ăn gừng.

Cơ sở lý thuyết của y học Trung Quốc là Chu dịch. Tác dụng chữa bệnh mà y học Trung Quốc theo đuổi là cân bằng âm dương của cơ thể con người, đạt đến trạng thái trung hòa.

Phương pháp của y học cổ truyền Trung Quốc từ cổ chí kim đều dựa trên sự vận hành của âm dương, ngũ hành, điều trị dựa trên phân biệt hội chứng, có thể nói muốn học y thuật thì phải học thuyết "Dịch" trong Chu dịch.

Cũng giống như trái cây, ăn vào buổi sáng được ví như "vàng", ăn buổi trưa thì tốt, ăn buổi tối thì không tốt, nếu ăn khuya sẽ có hại.

Đệ nhất kim thư TQ 'Chu dịch': Ăn thứ này vào buổi sáng là thuốc bổ, buổi tối là thuốc độc - 1

Cuốn Chu dịch cũng nhấn mạnh rằng, trên đời này không có gì là tuyệt đối, mọi thứ đều có một chữ "thay đổi". Khi chúng ta nói có điều gì đó là vĩnh viễn, thì thực ra trong cái vĩnh cửu đó cũng có sự vận hành, biến hóa, thay đổi, ở dạng này hay dạng khác.

Hôm nay là bạn, ngày mai có thể là kẻ thù. Một việc mà năm nay lên kế hoạch để định làm vào năm sau, năm sau bắt tay vào làm thì đúng lúc cần suy nghĩ và cân nhắc, có thể không làm, hoặc cần điều chỉnh, vì thế giới năm nay đã có nhiều biến động so với năm ngoái rồi.

Phân tích như vậy để chúng ta hiểu rằng, mọi vật đều có sự biến hóa, thay đổi không ngừng, theo một quy luật nhất định, mà khi chúng ta hiểu được nó, chúng ta sẽ ứng dụng vào cuộc sống của mình tốt hơn.

Vạn vật trong vũ trụ luôn thay đổi, bốn mùa thay đổi, mùa hạ nóng nực, mùa đông lạnh giá, năm tháng trôi qua, nhân sinh quan chuyển hóa, vạn vật trên đời đều thay đổi, đây chính là nguyên lý tuyệt vời mà "Kinh Dịch" nói với chúng ta. Chính vì vậy, chỉ việc ăn một miếng gừng nhỏ, cũng có sự khác nhau trái ngược như vậy.

Ứng với các thực phẩm khác, cũng có cách tương tự. Do vậy, chúng ta cầu kỳ hơn trong ăn uống, sẽ giúp cho cơ thể vận hành hài hòa hơn, hợp lý hơn, như được hỗ trợ.

"Kinh Dịch" là cuốn sách đứng đầu trong sáu cuốn sách kinh điển, là cội nguồn của trí tuệ văn hóa, khiến con người ta cảm thấy mình như một tấm gương, nhìn rõ và soi sáng mọi thứ trên đời.

Tất nhiên, đã nói rằng, không có gì là tuyệt đối, hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu, tốt và xấu luôn thay đổi. Các phân tích chi tiết hơn về gừng còn nêu rõ: Cơ địa nóng thì không nên ăn nhiều gừng.

Buổi sáng chỉ có thể ăn một chút gừng, thậm chí có thể nghe theo lời khuyên của bác sĩ chuyên môn, cơ thể đã nóng rồi thì tại sao cần phải ăn gừng cho nóng thêm hơn nữa?

Không thể ai trong chúng ta cũng là một bác sĩ, nhưng ngày nay, mọi người đều có thể nhanh chóng và dễ dàng hiểu được các đặc điểm và thuộc tính của bất kỳ nguyên liệu thực phẩm nào, các quy tắc đều giống nhau và có thể áp dụng cho mọi thứ, bao gồm cả cơ thể, tâm hồn và giá trị quan của mỗi chúng ta.

Hãy tạo thói quen tìm hiểu về đặc tính của thực phẩm, sử dụng nó đúng cách sẽ giúp bạn trở nên khỏe mạnh hơn mỗi ngày. Mỗi sáng thức dậy đều khỏe mạnh thì cả đời sẽ khỏe mạnh, sống lâu.

Theo Vân Hồng (Pháp Luật & Bạn Đọc)




http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/de-nhat-kim-thu-tq-chu-dich-an-thu-nay-vao-buoi-sang-la-thuoc-bo-buoi-toi-la-thuoc-doc-162201611123619592.htm