Gia đình

Mắc sốt xuất huyết kiêng ăn trứng có đúng không?

Người bị sốt xuất huyết có nên ăn trứng không và ăn thế nào là hợp lý?

Sốt xuất huyết hiện nay vẫn là căn bệnh vẫn chưa có vaccin phòng bệnh. Vì vậy chế độ dinh dưỡng đóng đóng vai trò vô cùng thiết yếu trong việc giúp người bệnh giảm nguy cơ biến chứng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe và tăng cường miễn dịch. 

Khi bị mắc sốt xuất huyết, cơ thể rất mệt mỏi, sức đề kháng giảm sút nên nên việc bổ sung dinh dưỡng và tăng cường thực phẩm giàu chất đạm (protein) có thể giúp người bệnh sốt xuất huyết bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất đi trong lúc mắc bệnh, thúc đẩy quá trình hồi phục cơ thể.

Mắc sốt xuất huyết kiêng ăn trứng có đúng không?

Theo Sức Khỏe & Đời Sống dẫn lời TS. BS Nguyễn Thanh Danh, Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng TP. HCM, cho biết người bị sốt xuất huyết cần được cung cấp đạm cao hơn bình thường. Trong giai đoạn phục hồi cần tăng năng lượng và đạm. Khi xuất viện, người bệnh cần được tiếp tục theo dõi, ăn uống đầy đủ các thực phẩm giàu chất đạm như: thịt, cá, trứng, sữa...

Protein là thành phần chính cấu tạo nên các tế bào và mô mới cho cơ thể. Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, tái tạo và phục hồi các tế bào và mô là vô cùng quan trọng. Protein cũng cho phép cơ thể sản xuất các kháng thể mà nó cần để chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn.

Thực phẩm giàu protein lành mạnh bao gồm: thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại hạt...

Trong số các chất dinh dưỡng có trong trứng, protein là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Ăn trứng thế nào là an toàn?

Trứng rất dễ ăn và có nhiều cách chế biến. Người bệnh có thể ăn trứng luộc, súp trứng, cháo trứng… Tuy nhiên, không ăn trứng sống hoặc hòa tan trứng sống với canh hoặc cháo nóng để phòng ngừa ngộ độc do nhiễm khuẩn. Ăn trứng sống hoặc chưa nấu chín có thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Loại vi khuẩn này được tìm thấy nhiều trên vỏ trứng và cả bên trong trứng.

Nên lựa chọn trứng có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo an toàn và bảo quản trứng trong tủ lạnh. Loại bỏ quả trứng bị nứt hoặc trứng bẩn. Nấu chín kỹ trứng và thức ăn có trứng.

Mắc sốt xuất huyết kiêng ăn trứng có đúng không? - 1

Cũng trao đổi với báo trên, theo TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, người lớn khỏe mạnh có thể ăn tối đa 1 quả trứng mỗi ngày. Những người ăn chay do không ăn thực phẩm chứa cholesterol làm từ thịt có thể ăn nhiều trứng hơn miễn là chế độ ăn vừa phải. Trứng rất tốt đối với trẻ em, trẻ em có thể ăn 1 - 2 quả trứng mỗi ngày.

Đối với người lớn tuổi mắc bệnh tim mạch, không ăn quá 2 quả trứng mỗi ngày. Với người bị tăng huyết áp hoặc cholesterol máu cao vẫn có thể ăn trứng tuy nhiên không ăn quá 1 quả 1 lần và 1 tuần không nên ăn quá 2 lần. Người bị gout không nên ăn quá 3 quả trứng/tuần, tuyệt đối không tiêu thụ các loại trứng lộn.

Người bệnh sốt xuất huyết nên kiêng ăn gì?

Đồ cay, nóng

Khi bị SXH, sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân bị giảm và năng lượng bị hao hụt nhiều. Những đồ ăn cay, nóng như gừng, ớt, mù tạt... sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể. Điều này không chỉ khiến cho bệnh thêm nặng mà còn ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.

Các thực phẩm có màu nâu, đen, đỏ

Vì trong thời gian bị bệnh, người bệnh ăn hoặc uống các loại thực phẩm có màu nâu, đen hoặc đỏ sẽ khó phân biệt với phân là máu khi bị xuất huyết qua đường tiêu hóa. Hay người bệnh bị nôn có màu thâm đen, xám bất thường thì khó phân biệt được đó là màu thực phẩm hay xuất huyết tiêu hóa.

Mắc sốt xuất huyết kiêng ăn trứng có đúng không? - 2

Đồ uống ngọt

Khi bị SXH, người bệnh không nên uống nước soda ... Không sử dụng mật ong và các loại đường tự nhiên khác. Việc tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chạp hơn và vì thế bệnh càng trở nên nặng, lâu khỏi. Ngoài ra, người bệnh cần giảm lượng caffeine, tránh uống rượu và ngừng hút thuốc vào thời điểm này.

Trà

Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Nếu bệnh nhân mắc SXH mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt. Ngoài ra, trong trà có một số chất sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên, không tốt cho người bệnh.

Không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ: vì nó có thể gây các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, làm cho cơ thể người bệnh chậm hồi phục hơn.

PN (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/mac-sot-xuat-huyet-kieng-an-trung-co-ung-khong-a362987.html