Gia đình
17/05/2015 11:48Những dấu hiệu "tiên đoán" hôn nhân thất bại
Những dấu hiệu này có thể thấy trên các mối quan hệ khác như công việc, bạn bè. Đây là những thói quen, hành vi sai lầm mà chúng ta rất dễ phạm phải và nó đều là những nguy cơ thực sự đối với mọi mối quan hệ. Đặc biệt trong hôn nhân, các “tật xấu” này không khác gì thuốc độc.
Chỉ trích và góp ý xây dựng hay nhận xét chân tình để đối phương tiến bộ là khác nhau. Chỉ trích chỉ để thỏa mãn sự tức tối, cái tôi của người nói. Chỉ trích không hướng đến người nghe mà chỉ thể hiện tư tưởng “bá quyền”, muốn lái người khác theo ý mình, sự áp đặt và thiếu thiện chí.
Vì thế, người bị chỉ trích sẽ không thể thay đổi gì ngoài thái độ, tình cảm đối với bạn. Hãy tưởng tượng nếu phải sống chung với một người suốt ngày khiến cho bạn cảm thấy mình là người kém cỏi, thiếu sót, vô vọng để vươn lên thì ai sẽ muốn duy trì sự khó chịu đó? Người có thói quen chỉ trích người khác sẽ rất khó khăn trong bất cứ vai trò nào dù làm bạn, đồng nghiệp, vợ/chồng càng thất bại.
Khinh thường
![]() |
Khinh thường cấp độ nhẹ xảy ra khi chưa hiểu rõ điố phương nhưng đã đánh giá thấp họ qua vẻ bề ngoài, nhìn nhận cảm tính. Người hay coi thường người khác dễ bị “lầm to”.
Khi đã thân thiết hơn và trải qua một thời gian bên nhau, nếu cảm giác này vẫn còn có nghĩa là nó xuất phát từ sự chán ghét, thất vọng và coi thường đối phương vì những thiếu hụt của họ, không đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi tinh thần , vật chất của một trong hai.
Khi xuất hiện trạng thái này ở những cặp đôi vốn đã từng rất si mê nhau, cơ hội để hàn gắn lại tình cảm gần như bằng 0.
Phòng thủ
Chối bỏ trách nhiệm, tìm cách bào chữa, đánh phủ đầu người khác trước khi họ kịp phê bình bạn…lối sống phòng thủ đã lên đến mức báo động.
Thái độ cố chấp này sẽ khiến đối phương chán nản, bất mãn vì cho rằng người kia đang coi mình là kẻ ngốc, hoặc cần đánh giá lại sự thật lòng, chân phương, không tính toán mà trước đây cô ta/anh ta thể hiện với mình.
Khi giữa hai người hình thành một bức tưởng và một trong hai đối xử với người kia bằng sự đề phòng, sợ “thiệt thân” thì sự thân thiết giữa hai người chẳng bao lâu nữa sẽ chỉ còn là dĩ vãng.
Từ chối giao tiếp
Đó là khi một người từ chối giải quyết vấn đề bằng cách không buồn phản ứng, im lặng hoàn toàn, né tránh, không biểu lộ cảm xúc và mặc kệ người còn lại. Mọi chuyện rơi vào bế tắc.
Nếu bạn là người có xu hướng “lơ” và “lỉnh” mỗi khi gặp phải vấn đề khó khăn thì bạn sẽ khiến người ở gần mình thường xuyên bị ức chế và các mối quan hệ, do không được giải quyết vướng mắc, đi vào ngõ cụt.
Nếu không muốn hoặc không biết nói gì, chỉ cần ngồi nghe và chú ý đến những gì người khác muốn nói. Chỉ có trao đổi mới giúp con người hiểu nhau hơn và giữ gìn được mối quan hệ lâu dài. Đặc biệt, khi có rắc rối, trao đổi là cách tốt nhất để thoát ra.
Theo Bích Thảo (Pháp Luật TPHCM)
Tin cùng chuyên mục








-
Bé gái 1 tháng tuổi ngộ độc do uống sái thuốc phiện (04/07)
-
Đợi bố mẹ ngủ say, bé gái còn mặc bỉm nửa đêm bật dậy làm những việc không thể tin nổi! (04/07)
-
Ngày mai là ngày xảy ra đại thảm họa được tiên đoán trong truyện tranh Nhật Bản, chính phủ chuẩn bị loạt kế hoạch phòng ngừa (04/07)
-
Chiếc xe tang lặng lẽ đưa thi thể Diogo Jota về nước, tang lễ tổ chức hôm nay, hoa tưởng niệm rải đầy (04/07)
-
Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội (04/07)
-
Người EQ thấp thích nói 4 câu này, ai nghe cũng chẳng ưa: Mong bạn không trúng câu nào! (04/07)
-
1 nữ ca sĩ thông báo cưới bạn trai kém 7 tuổi, 26.000 người liền "bóc phốt" chú rể: "Chị chạy ngay đi!" (04/07)
-
Tổng thư ký LĐBĐ Malaysia trả lời về khả năng đội nhà bị xử thua tuyển Việt Nam 0-3 (04/07)
-
7 thứ 'ăn cắp tiền điện' còn hơn cả điều hòa: Nhiều nhà không bao giờ tắt, bảo sao hóa đơn điện liên tục tăng (04/07)
-
Tình huống pháp lý vụ "cô giáo vùng cao" run sợ khi đến Nha Trang (04/07)
Bài đọc nhiều




