Gia đình
10/03/2016 06:44Nuốt dị vật: sơ ý nhỏ có thể dẫn đến cửa tử
Dù đã được cảnh báo nhiều về các ca dị vật đường thở ở trẻ nhỏ và cả người lớn, song trung bình mỗi tháng tại BV Tai Mũi Họng Trung ương vẫn tiếp nhận 3-4 ca, thậm chí 5-6 ca.
![]() |
Ảnh minh họa - Nguồn Internet |
BS. Nguyễn Trần Lâm, Khoa Nội soi, BV Tai Mũi Họng Trung ương cho biết, dị vật đường thở là một cấp cứu thường gặp trong chuyên khoa tai mũi họng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Khi gặp dị vật đường thở, nhất là đối với trẻ nhỏ, chúng ta cần bình tĩnh, tránh kích thích trẻ, và đưa trẻ đến cơ sở tai mũi họng gần nhất để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và xử trí.
BS. Lâm khuyến cáo, khi trẻ hóc dị vật, tím tái, ho sặc sụa, sau đó có thể trở lại bình thường thì khi đó, chúng ta tuyệt đối không nên kích thích như vỗ lưng trẻ hoặc làm trẻ hoảng sợ, những yếu tố có thể khiến cho dị vật di động và kẹt ở thanh môn – vị trí hẹp nhất của đường thở, gây ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.
Theo BS. Lâm, có nhiều nguyên nhân dẫn đến dị vật ở đường thở như vừa cười đùa vừa nói chuyện trong khi ăn, thói quen ngậm đồ vật trong khi làm việc, hoặc ở trẻ nhỏ có trường hợp bắt ép trẻ ăn hoặc uống thuốc (bịt mũi trẻ, ném thuốc vào trong miệng trẻ…).
Khi bị dị vật đường thở, đối với trẻ nhỏ, người nhà cần hết sức bình tĩnh, tuyệt đối không kích thích trẻ (vỗ lưng), làm cho trẻ hoảng sợ, mà cần bình tĩnh động viên trẻ và đưa trẻ đến cơ sở tai mũi họng gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và xử trí.
Dị vật đường thở rất đa dạng. Thường gặp nhất là các dị vật vô cơ, các loại hạt (hạt na, hạt nhãn, hạt hồng xiêm…); các mảnh đồ chơi (mảnh nhựa, khuy áo…), các dị vật hữu cơ (các mảnh xương nhỏ…).
Để phòng tránh, người trông trẻ nên chú ý không cho trẻ ngậm đồ chơi hoặc các mảnh đồ chơi trong miệng. Nếu phát hiện trẻ đang ngậm đồ chơi trong miệng thì cần bình tĩnh gỡ ra, không được quát mắng làm trẻ giật mình dễ khiến cho dị vật rơi vào đường thở. Hoặc khi cho trẻ ăn thì không dỗ trẻ ăn bằng cách nô đùa làm trẻ cười cũng rất dễ khiến trẻ bị ho sặc thức ăn, cũng không nên ép trẻ ăn bằng cách cố đút miếng cơm vào miệng hoặc cho trẻ uống thuốc trong khi trẻ khóc.
Với các cơ sở y tế chưa có chuyên khoa tai mũi họng thì khi có bệnh nhân bị dị vật đường thở cần sơ cứu mở khí quản, đặt nội khí quản để đảm bảo đường thở sau đó đưa đến cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để xử trí gắp dị vật.
Trong trường hợp tối khẩn cấp, trẻ có nguy cơ ngừng thở (cơn ngừng thở tối cấp, ngừng thở lâu, trẻ tím tái lâu ảnh hưởng đến tính mạng) thì áp dụng biện pháp Heimlich. Đối với trẻ sơ sinh (từ 6 tháng đến 1 tuổi) đặt trẻ lên gối, đập mạnh vào lưng, người lớn bắt chéo 2 tay, ép vào vùng bụng và xương ức kéo giật từ trước ra sau để kích thích phản xạ ho nhằm bật dị vật ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên biện pháp này không áp dụng trong trường hợp người bệnh bình thường, sau khi hóc dị vật mà không khó thở hoặc khó thở nhẹ, tím tái 5 giây rồi trở lại bình thường, không có nguy cơ khó thở, trong trường hợp này nếu làm biện pháp Heimlich có thể gây ra kẹt thanh môn.
Tin cùng chuyên mục








-
Bắt nữ quái 9X tung chiêu lừa đảo chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng một năm (18/07)
-
Cơ trưởng đã ngắt nhiên liệu động cơ trước khi máy bay hãng Air India gặp nạn (18/07)
-
Xoài Non khoe body sexy bỏng mắt, tình tứ với Gil Lê mặc kệ lùm xùm pass đồ (18/07)
-
Hàn Quốc ngày thứ 3 oằn mình trong mưa lũ lịch sử: Siêu thị, Starbucks ngập kinh hoàng, ô tô chỉ thấy nóc, 5.000 người bỗng "vô gia cư" (18/07)
-
Ông Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (18/07)
-
Mất liên lạc 3 tháng, mẹ nghèo ngã quỵ nhận tin con trai tử vong ở Campuchia (18/07)
-
Nam sinh bị ung thư máu, sáng truyền hóa chất, tối miệt mài ôn thi, đạt 28 điểm khối A00 (18/07)
-
5 mẫu xe máy điện giá rẻ, phù hợp cho học sinh sinh viên đi trong đô thị (18/07)
-
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1-1-2026 (18/07)
-
Bắt trùm giang hồ Ý "ẻng" và 7 "đàn em" (18/07)
Bài đọc nhiều




