Gia đình
09/05/2015 09:45Vì sao trẻ hay chảy máu mũi?
Vì sao thời tiết nóng quá hay lạnh quá đều khiến con tôi (5 tuổi) chảy máu mũi?
Chảy máu mũi (CMM) thường xảy ra vào mùa lạnh và ở những địa phương có độ ẩm thấp, làm khô niêm mạc mũi. Trẻ từ 3-8 tuổi là nhóm có nguy cơ cao nhất. Nguyên nhân CMM được chia làm hai nhóm tại chỗ và toàn thân.
- Các yếu tố tại chỗ: Chấn thương (ngoáy mũi), dị vật (chảy dịch thối một bên cộng với CMM), phẫu thuật mũi xoang hay mắt, phản ứng viêm (ví dụ nhiễm trùng đường hô hấp, viêm xoang mạn tính, các kích thích do môi trường), các thuốc xịt (cocaine), u trong hốc mũi lành hay ác tính (ở trẻ em hay gặp polyp mũi, thoát vị màng não, hay u thần kinh đệm), độ ẩm thấp (nhất là trong mùa đông lạnh), khí dung (steroids)…

Điều trị gồm CMM trước và CMM sau:
CMM trước: Máu mũi chủ yếu chảy ra phía trước, ở một bên mũi. Trường hợp này, người bệnh có thể bóp chặt hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm mại, không bóp trên phần xương sống mũi). Với biện pháp này, đa số trường hợp sẽ có thể làm ngưng chảy máu sau 10-12 phút.
Bệnh nhân có thể dùng thuốc co mạch tại chỗ (Afrin hoặc Rhinex) nhỏ vào mũi để làm ngưng chảy máu. Nếu đã dùng các biện pháp trên, nhưng mũi vẫn chảy máu, nên đến cơ sở tai mũi họng gần nhất để được khám và xử lý thích hợp.
CMM sau: Máu mũi chảy ra sau, lượng máu chủ yếu đi xuống họng; CMM hai bên; máu mũi chảy lượng nhiều; khi bác sĩ chỉ định sai bệnh và nhét bấc mũi trước (dù đã làm đúng kỹ thuật, máu vẫn chảy).
Bệnh nhân sẽ được nhét bấc mũi sau. Thủ thuật nhét bấc mũi sau gây triệu chứng đau và khó chịu nhiều hơn và có thể gây nhiều tai biến như:
- Suy hô hấp tuần hoàn do hạ oxy máu.
- Sẹo xơ, hẹp họng sau hoại tử nhiều mô mềm do bị chèn ép bởi bấc mũi sau.
- Hoại tử cánh mũi hoặc vách ngăn do bấc mũi sau gây tình trạng thiếu máu nuôi.
- Viêm xoang do tắc nghẽn phức hợp lỗ thông mũi xoang cùng bên.
- Hội chứng sốc nhiễm độc.
- Viêm phổi hít.
Trong một số trường hợp, sau khi nhét bấc mũi sau, nếu tình trạng chảy máu mũi nặng vẫn tiếp diễn, bệnh nhân sẽ được hồi sức tích cực, bù lượng máu mất.
Theo TS.BS Phạm Kiên Hữu (Phụ Nữ TPHCM)
Tin cùng chuyên mục








-
Thương vụ hỏi mua 'báu vật quốc gia' 46 tỷ USD của Nhật Bản chính thức đổ bể, ông chủ Circle K tay trắng ra về (19/07)
-
Đã nhận chế độ theo Nghị định 178, được bầu làm bí thư chi bộ có phải trả lại tiền? (19/07)
-
Người quay lại khoảnh khắc ngoại tình của CEO công nghệ hút hàng chục triệu view lần đầu lên tiếng (19/07)
-
Bà mẹ TP.HCM đau khổ: Con ngoan, thông minh nhưng phải cho đi khám Tâm thần, nhiều người khuyên "chữa" nhanh kẻo hỏng! (19/07)
-
Học sinh Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2025 (19/07)
-
Trích xuất camera, truy bắt kẻ lẻn vào nhà xâm hại tình dục bé gái 9 tuổi ở Sơn La (19/07)
-
1 câu nói của MC đình đám VTV khiến 80.000 người "đổ xô" vào tương tác (19/07)
-
2 món nước trị cháy nắng rẻ bèo của người Việt, biết uống còn chống loãng xương (19/07)
-
ĐH Quốc gia Hà Nội công bố điểm sàn xét tuyển năm 2025 (19/07)
-
H'Hen Niê bụng bầu to vượt mặt vẫn tập gym gây sốt mạng xã hội, phản ứng của dân tình gây chú ý (19/07)
Bài đọc nhiều



