Giới trẻ
26/10/2016 21:23Nam sinh bị đánh hội đồng và vấn nạn “nộp tô” cho bạn
![]() |
Hình ảnh được cắt từ clip nam sinh bị đánh hội đồng tại Hải Dương |
Việc học sinh bị trấn lột tiền không hề hiếm gặp tại các trường phổ thông trên cả nước. Trước đó, nhiều vụ việc liên quan đã diễn ra:
Tháng 4.2016, rất nhiều học sinh trường THCS Ninh Thới A (Cầu Kè – Trà Vinh) phản ánh thường xuyên bị một nhóm đối tượng học sinh trấn lột tiền. Điều tra của công an huyện Cầu Kè xác nhận những học sinh thực hiện hành vi này là Lê Quốc Khánh và Nguyễn Quốc Huy (đều là học sinh lớp 7 của trường) và Phùng Hoàng Anh Vi (17 tuổi, ngụ xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, đã nghỉ học). Những em này khai nhận, để có tiền chơi game, các em đã tự đặt ra các loại “phí” như: Phí nói chuyện, phí ăn bò viên, phí giữ xe… để bắt các bạn đưa tiền. Tổng số tiền đã “trấn” được từ bạn bè là 220.000 đồng.
Trước đó, tháng 4.2015, một học sinh lớp 6B trường THCS Liên Hồng (Đan Phượng – Hà Nội) đã viết đơn tố cáo hàng loạt bạn nam trong lớp đã “trấn lột” mình. Số tiền bị trấn nhiều lần tổng cộng lên tới hơn 1 triệu đồng. Quá bức xúc, bố học sinh này sau đó đã xông vào trường đánh dằn mặt hơn 10 học sinh từng bắt con mình “nộp tô” bằng tiền ăn sáng mỗi ngày.
ThS Nguyễn Thu An – phụ trách tư vấn tâm lý học đường tại một trường THCS ở TP Thái Bình cho biết: Hầu như những em bị bắt nạt, trấn lột đều là những học sinh nhút nhát, thiếu kỹ năng và ít chia sẻ. Ngược lại, những học sinh đi trấn lột, đánh hội đồng bạn phần lớn có hoàn cảnh gia đình khá phức tạp, thường xuyên phải chứng kiến bạo lực, trấn áp, cãi cọ, thiếu thốn tiền bạc.
“Học sinh bị trấn lột, đánh đập ảnh hưởng đến tâm lý rất nhiều. Ngoài việc lúc nào cũng lo âu, sợ sệt và bấn loạn các em còn gặp nhiều rắc rồi về tài chính. Phần lớn, số tiền các em có chỉ là tiền ăn sáng, tiêu vặt hoặc tiền mua sách vở. Bị “trấn” số tiền này, đồng nghĩa các em sẽ phải nhịn ăn, không có tiền mua đồ dùng học tập. Để đối phó, nhiều em đã nói dối bố mẹ để xin thêm tiền hoặc ăn trộm” – cô An nói.
Để đối phó với nạn trấn lột tiền, đánh hội đồng theo cô An không còn cách nào khác là học sinh phải chia sẻ với người lớn, hoặc ít nhất là nói với bạn bè nhờ bạn bè cứu giúp, không được vì quá sợ hãi mà chịu đựng một mình.
“Các bậc phụ huynh cùng cần quan tâm đến con hơn, khi thấy bất kỳ một biểu hiện bất thường ở con như, hàng ngày về nhà đầu óc rối bù, quần áo xộc xệch, hoảng loạn, thường xuyên xin tiền thêm bố mẹ… Lúc đó cần tâm sự với con để tìm ra nguyên nhân và phối hợp với nhà trường để khắc phục” – cô An nói.
Theo Tùng Anh (Dân Việt)
Tin cùng chuyên mục








-
Hành trình khởi nghiệp "nghẹt thở" của CEO 9X tỷ đô từng bỏ học (20/07)
-
Messi thăng hoa rực rỡ, Inter Miami thắng trận 'rửa mặt' (20/07)
-
Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Bão số 3 gây mưa lớn, trọng tâm khu vực nào? (20/07)
-
Ông Trump gây tranh cãi vì kể chuyện liên quan đến kẻ đánh bom khét tiếng ở Mỹ (20/07)
-
Vợ dọn nhà tìm thấy “quỹ đen” 17 cây vàng chồng giấu dưới gầm giường (20/07)
-
Lý do đặc biệt giúp thủ khoa toàn quốc có bố là phụ hồ đạt 9,25 điểm môn Văn (20/07)
-
"Các trận sau, đối thủ có khi phải kèm cả trung vệ của tuyển Việt Nam!" (20/07)
-
Hôn nhân cay đắng của "nữ hoàng sexy showbiz": Bị chồng lừa đẻ, vất vả chăm con một mình như mẹ đơn thân (20/07)
-
Gần 10.000 tỷ đồng xây dựng nhà máy điện gió ở Quảng Trị (20/07)
-
Campuchia trấn áp quy mô lớn, bắt hơn 2.270 nghi phạm lừa đảo trực tuyến (20/07)
Bài đọc nhiều




