Giới trẻ
27/05/2025 13:48Vì sao nhiều người trẻ ngày nay không thấy hạnh phúc?
Theo tiến sĩ Nikhil Nayar, một bác sĩ tâm thần tại Bệnh viện Sharda ở Noida (Ấn Độ), tâm trạng thất thường của tuổi vị thành niên có thể là một phần của quá trình trưởng thành. Thế nhưng hiện nay số người trẻ cảm thấy không hạnh phúc, lo lắng, trầm cảm đang ngày càng tăng cao và ở mức độ nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân do đâu?
Áp lực cuộc sống
Người trẻ hiện nay đang phải đối mặt với nhiều áp lực từ các nguồn khác nhau, bao gồm áp lực học tập, áp lực từ gia đình, xã hội, cũng như áp lực từ chính bản thân. Áp lực học tập có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe tâm lý và thể chất, ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như mối quan hệ xã hội.

Truyền thông xã hội
Phương tiện truyền thông xã hội có thể kết nối mọi người, nhưng đó cũng có thể là nguồn gốc của sự bất hạnh. Việc nhìn thấy cuộc sống “hoàn hảo” được sắp xếp cẩn thận đăng trên mạng có thể khiến người trẻ cảm thấy cuộc sống của họ không được như mong đợi. Bắt nạt trên mạng là một vấn đề nghiêm trọng khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
Không có sự chắc chắn về tương lai
Mối lo ngại về nền kinh tế, biến đổi khí hậu và các sự kiện toàn cầu có thể tạo ra sự lo lắng về tương lai người trẻ.
Thiếu kết nối với thế giới thực
Dành quá nhiều thời gian trực tuyến đôi khi có thể dẫn đến ít tương tác trực tiếp hơn. Kết nối ngoài đời thực với bạn bè và gia đình mang lại sự hỗ trợ quan trọng và cảm giác được gắn bó.
Thiếu ngủ và thói quen không lành mạnh
Thức khuya học bài và thói quen ăn uống không lành mạnh đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, mức năng lượng.
Vậy người trẻ cần phải làm gì để thoát khỏi tình trạng này?
Tiến sĩ Nikhil Nayar đưa ra một số lời khuyên hữu ích dưới đây:
- Chia sẻ cảm xúc: Đừng giữ cảm xúc trong lòng. Hãy nói chuyện với người bạn thân, thành viên trong gia đình, giáo viên hoặc chuyên gia.
- Hạn chế sử dụng mạng xã hội: Hãy nghỉ ngơi và ưu tiên vào các tương tác trong cuộc sống thực.
- Ưu tiên giấc ngủ: Cố gắng ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm.
- Ăn uống lành mạnh và tập thể dục: Chế độ ăn uống cân bằng và hoạt động thể chất thường xuyên có thể cải thiện tâm trạng, năng lượng.
- Đối phó với căng thẳng: Để cải thiện tình trạng căng thẳng bạn có thể làm những việc mình thích, dành thời gian gần với thiên nhiên hoặc thực hiện các kỹ thuật thư giãn.
- Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp: Nếu cảm giác buồn bã kéo dài hoặc quá mức, đừng ngần ngại tìm đến chuyên gia sức khỏe tâm thần như bác sĩ tâm thần hoặc nhà trị liệu để được hỗ trợ.
Theo Lê Tuyết (Sức Khỏe+)
Tin cùng chuyên mục








-
Thảm kịch cháy Viện dưỡng lão ở Mỹ: Ít nhất 9 người thiệt mạng, hàng chục người bị thương (14/07)
-
4 người đã thiệt mạng trọng vụ máy bay cháy dữ dội ở Anh (14/07)
-
Triệt phá đường dây buôn bán ma túy do "bệnh nhân tâm thần" cầm đầu (14/07)
-
Phát hiện xe tải chở hàng trăm con lợn nhiễm Dịch tả lợn châu Phi đi qua Phú Thọ (14/07)
-
Lamine Yamal bị chỉ trích xung quanh tiệc sinh nhật ồn ào (14/07)
-
Giám đốc Công an TP Hà Nội: Đưa camera AI vào hoạt động, CSGT không phải ra đường (14/07)
-
Khởi tố nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế (14/07)
-
Bộ GD-ĐT công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vào chiều 15/7 (14/07)
-
Bi kịch ở “ngôi làng một thận”: Lời hứa đổi đời và một tương lai tan nát (14/07)
-
"Một con vịt" - MV đầu tiên của Việt Nam đạt 1 tỷ view bất ngờ "bốc hơi" khỏi Youtube (14/07)
Bài đọc nhiều




