Hỏi - Đáp
30/03/2020 13:30Tại sao khi bị cù một số người 'nhột' hơn người khác?
Nếu ai đó cười phá lên khi bị cù, người ta sẽ nói người đó có 'máu buồn'. Vì sao lại gọi là 'máu buồn'? Thực chất, đây là cách nói dân dã chỉ trạng thái bị người khác tác động vào cơ thể, nhất là những vùng nhạy cảm như lỗ mũi, lỗ tai, nách, cổ, sườn, gan bàn chân… Cảm giác này đã xuất hiện khi chúng ta tròn 21 ngày tuổi.
Theo các nhà khoa học, “nhột” hay 'máu buồn' có mối liên hệ trực tiếp với cảm giác đau. Nghiên cứu tại Mỹ cho biết, trên 90% số người được hỏi thú nhận mình rất “sợ nhột” (cùng tỷ lệ với số người “sợ đau”). Tuy nhiên, mức độ sợ "nhột” của mỗi người một khác, theo lứa tuổi, giới tính và tính cách. Khoảng 95% trẻ em dưới 10 tuổi sợ "nhột". Tỷ lệ này ở lứa tuổi thanh niên là 65%, trung niên là 35% và từ 65 tuổi trở lên là 20% . Nữ sợ "nhột” nhiều hơn nam, người trẻ "nhột" nhiều hơn người già. Điều này chứng tỏ ai cũng có "máu buồn" cả, chỉ khác nhau ở mức độ biểu hiện.
Tuy nhiên, có người dễ bị 'nhột' hoặc 'nhột' nhiều hơn người khác, điều này được lý giải là ở một vài người có thần kinh giao cảm nhạy cảm, khi có tác động bên ngoài vào là sẽ cảm thấy bị kích thích mạnh. Cấu tạo này do cơ địa của mỗi người khác nhau, có người dễ bị kích thích có người không. Người không bị kích thích khi chạm vào không có nghĩa là người đó bị “chai” hay bị khuyết tật gì mà là do cấu tạo cơ địa, hệ thống thần kinh của người đó như vậy.
TH (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu trực 24/24, tập trung ứng phó bão số 3 (20/07)
-
Tin bão khẩn cấp: Bão số 3 giật cấp 14, cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 480km, cảnh báo mưa cực lớn (20/07)
-
Mẫu iPhone chính thức hết thời, ai đang dùng phải bỏ ngay, người mua mới phải tránh xa (20/07)
-
Bé trai 10 tuổi kể cho gia đình về những phút cuối khi "bố kịp mặc áo phao, đẩy con lên rồi mất tích" (20/07)
-
Bão Wipha giật cấp 14, hàng không lên phương án điều chỉnh kế hoạch bay (20/07)
-
Phương Mỹ Chi gặp nguy, bác sĩ cũng đành bó tay (20/07)
-
Chuyến du lịch của gia đình 8 người chỉ còn 2: Cuộc điện thoại cuối trước giây phút định mệnh khiến con tàu lật úp (20/07)
-
Tin cảnh báo giông lốc được gửi khi tàu Vịnh Xanh đã xuất bến, bị lật (20/07)
-
4 số điện thoại lừa đảo mới nhất, tuyệt đối cảnh giác nếu không muốn "bay" sạch tiền trong tài khoản (20/07)
-
Tang thương bao trùm gia đình 4 người thiệt mạng trong vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long (20/07)
Bài đọc nhiều




