Hỏi - Đáp
15/08/2020 13:30Tại sao ký ức gắn liền với cảm xúc lại mạnh đến vậy?
"Điều này hợp lý khi chúng ta không nhớ hết tất cả mọi thứ", Rene Hen, Tiến sĩ, giáo sư về tâm thần học và khoa học thần kinh tại Đại học y khoa và phẫu thuật Vagelos thuộc Đại học Columbia cho biết.
Hen cũng cho biết: "Chúng ta có năng lực trí tuệ hạn chế. Chúng ta chỉ cần nhớ những gì quan trọng cho tương lai". Nỗi sợ hãi trong bối cảnh này không chỉ là một cảm giác nhất thời mà là một kinh nghiệm học tập cần thiết đối với sự sống còn của chúng ta. Khi một tình huống mới khiến chúng ta sợ hãi, não sẽ ghi lại các chi tiết đó vào tế bào thần kinh giúp chúng ta tránh tình huống tương tự trong tương lai hoặc trở nên thận trọng hơn.
Tại sao những ký ức này, được ghi lại bởi vùng hồi hải mã của não, trở nên mạnh mẽ như vậy vẫn còn là một bí ẩn. Để tìm hiểu, Hen và Jessica Jimenez, nghiên cứu sinh Tiến sĩ y học và triết học tại Đại học Columbia, đã đặt chuột thí nghiệm vào môi trường mới và đáng sợ, rồi ghi lại hoạt động của những tế bào thần kinh vùng hồi hải mã liên lạc với trung tâm của sự sợ hãi của não (hạch hạnh nhân).
Hoạt động của các tế bào thần kinh cũng được ghi lại một ngày sau đó khi những con chuột cố gắng nhớ lại ký ức về trải nghiệm này. Không có gì ngạc nhiên khi các tế bào thần kinh phản ứng với môi trường đáng sợ sẽ gửi thông tin đó đến trung tâm của sự sợ hãi của não.
"Điều đáng ngạc nhiên là những tế bào thần kinh này đã được đồng bộ hóa khi con chuột nhớ lại ký ức sau đó", Hen nói. "Chúng tôi thấy rằng sự đồng bộ rất quan trọng để thiết lập ký ức về sự sợ hãi và khi sự đồng bộ càng lớn, ký ức càng mạnh. Những cơ chế này giải thích lý do tại sao bạn nhớ các sự kiện quan trọng nhất", Jimenez nói thêm.
Cách thức và thời điểm xảy ra sự đồng bộ hóa vẫn chưa được biết, nhưng câu trả lời có thể tiết lộ về hoạt động bên trong của não khi tạo ra những ký ức suốt đời và giúp tìm ra các phương pháp điều trị mới cho chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý (PTSD). Ở những người bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý, nhiều sự kiện tương tự nhắc nhở họ về tình trạng đáng sợ trước đó và sự đồng bộ hóa các tế bào thần kinh của họ có thể đã trở nên quá mạnh mẽ.
"Chúng tôi thực sự đang cố gắng đào sâu về cơ chế hình thành ký ức cảm xúc để tìm ra phương pháp điều trị tốt hơn cho những người mắc rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý và rối loạn trí nhớ nói chung", Hen cho biết.
Dung (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Hỗ trợ các nạn nhân vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long (20/07)
-
"Hoàng tử ngủ trên giường" qua đời ở tuổi 36 sau 20 năm hôn mê (20/07)
-
NÓNG: Cảnh báo sóng thần sau loạt động đất mạnh ở bờ biển Nga (20/07)
-
Cảnh báo nóng: Dông, tố, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ ở Hà Nội trong ít giờ tới (20/07)
-
Cá sấu xuất hiện dưới kênh ở TPHCM, chính quyền ráo riết truy tìm (20/07)
-
Bão Wipha sẽ ảnh hưởng đến vùng thông báo bay Hà Nội từ lúc nào? (20/07)
-
Vụ lật tàu thảm khốc tại Hạ Long: Tích cực tìm kiếm nạn nhân, tỉnh cam kết cơ chế đặc biệt hỗ trợ trẻ mồ côi (20/07)
-
Vụ lật tàu 35 người tử vong, 4 người mất tích: Công an Quảng Ninh nói về khả năng khởi tố vụ án (20/07)
-
Mưa lớn kéo dài gây lũ lụt nhấn chìm nhiều vùng tại Hàn Quốc (20/07)
-
Hoa hậu Kỳ Duyên và Thiên Ân bị phát tán ảnh riêng tư, nàng hậu bức xúc lên tiếng (20/07)
Bài đọc nhiều




