Hỏi - Đáp

Tại sao nhìn hình đồ ăn trên mạng cũng làm chúng ta thấy đói?

Theo thống kê vui của cư dân mạng về các thành phần dễ bị block nhất trên facebook thì những kẻ hay đăng ảnh đồ ăn đêm nhất định luôn nằm trong hàng "top". 

Thử nghĩ mà xem, khi mà bạn đã lên giường, chỉ định cầm điện thoại lướt 1 vòng bạn bè thôi là sẽ ngủ rồi nhưng lại bị mấy tấm ảnh đồ ăn hấp dẫn của ai đó khơi dậy cơn đói cồn cào. Ngủ hay thức dậy? Ăn đêm và béo hay tiếp tục chiến đấu với cơn thèm khát? Quan trọng nhất là thời điểm đó đã là nửa đêm rồi và việc tìm kiếm thức ăn với đa số người là không hề đơn giản. Thế này thì có đáng block kẻ "khởi nguồn" đi không cơ chứ?

Tuy nhiên, có một vấn đề từ đó cũng được đặt ra là: Tại sao chúng ta lại cảm thấy đói bụng khi nhìn thấy những tấm ảnh đồ ăn trên mạng?

Tại sao nhìn hình đồ ăn trên mạng cũng làm chúng ta thấy đói?

Nguyên nhân của việc này phải nói tới việc phân biệt giữa đồ ăn thật và hình ảnh. Trong suốt con đường hình thành và phát triển bên trong não bộ, xuyên suốt lịch sử tiến hóa hàng triệu năm qua dường như nó không nhận thức được điều đó.

Khi mắt của bạn nhìn một thứ gì đó mà cụ thể trong trường hợp này là hình thức ăn, thông tin truyền vào bộ xử lý và thùy thái dương lúc bấy giờ đã nhận ra chính xác những gì bạn đang quan sát thấy.

Kế đó, quá trình phân tích xúc cảm của hạch hạnh nhân diễn ra, ghi nhận và lục tìm xem thứ đồ ăn đó có tương đồng với những gì mà bạn thích hay không, đồng thời tạo ra kích thích phù hợp. Nếu hạch hạnh nhân xác định bạn đang nhìn thấy một món ăn khoái khẩu, tín hiệu sẽ truyền đến vùng dưới đồi - khu vực chịu trách nhiệm cho nhiều cảm giác khác nhau bao gồm đói, sẽ bắt đầu giải phóng các peptide - một trong những nguyên nhân tạo cảm giác đói. Được biết, hệ thống sinh học này vận hành tốt nhất khi chúng ta đang không biết mình đang ở thời điểm nào cho đến khi tiếp nhận bữa ăn kế đó.

Dung (SHTT)