Hỏi - Đáp
18/10/2021 08:00Vì sao cùng họ nhà mèo nhưng sư tử sống thành đàn còn hổ sống đơn lẻ?
Có hai điểm khác biệt cơ bản giữa đời sống xã hội của sư tử và hổ. Một là mô hình lãnh thổ. Những con hổ trưởng thành sẽ định cư có lãnh thổ riêng được phân định rõ ràng. Trong khi đó, đàn sư tử thường chia sẻ lãnh thổ, chúng có thể sống đơn lẻ hoặc theo bầy đàn, nhưng chúng không có sự phân định lãnh thổ quá rõ ràng như loài hổ.
Khía cạnh thứ hai là quan hệ họ hàng. Điều ấn tượng nhất về sư tử là chúng thường sống theo đàn, trong đó có thể có nhiều con đực trong đàn, còn loài hổ thì lại hoàn toàn khác, hổ đực và hổ cái thường sống độc lập với nhau.
Nguyên nhân khiến sư tử sống bầy đàn xuất phát từ việc mật độ con mồi cao. Chỉ khi nguồn con mồi rất phong phú mới có thể nuôi những loài mèo lớn sống theo bầy đàn. Hãy so sánh một tập hợp dữ liệu. Mật độ con mồi trong quần thể hổ Siberia là dưới 100 kg/km2 và tiểu lục địa Nam Á nơi hổ Bengal sinh sống dao động từ 1.000 đến 6.000; trong khi đó, mật độ của động vật móng guốc ở Nam Phi là 6.000 kg/km2 và trên thảo nguyên Đông Phi thì con số này là từ 10.000 đến 20.000.
Do đó, loài hổ phải chiếm giữ một lãnh thổ nhất định để đảm bảo thức ăn, nước uống và nơi nghỉ ngơi cần thiết. Cả hổ đực và hổ cái đều không cho những con hổ khác xâm nhập vào lãnh thổ của mình, điều này vô hình trung hạn chế mật độ của hổ, đây là nguyên nhân chính khiến mật độ của loài này là tương đối thấp. Còn sư tử thì luôn chia sẻ lãnh thổ của mình bằng cách sống theo bầy đàn và tận dụng nguồn con mồi dồi dào nên mật độ sư tử nhiều hơn hổ.
Thứ hai là môi trường sống quá thoáng. Những loài mèo lớn ban đầu đều sống trong rừng, nhưng sư tử sau đó đã đến đồng cỏ Châu Phi, nơi có môi trường sống thoáng đãng. Môi trường mở này giúp xóa bỏ khoảng cách giữa các loài động vật và có lợi cho việc nâng cao bản chất xã hội của động vật.
Các loài mèo lớn sống trong rừng như hổ và báo đốm săn mồi bằng các cuộc phục kích, nhưng thảo nguyên không thích hợp cho các cuộc phục kích. Để bắt được những con mồi đang chạy nhanh, sư tử phải học được chiến thuật săn mồi.
Thứ ba là sức ép của những kẻ ăn xác thối. Không có loài mèo nào to lớn như sư tử mà đi săn trong môi trường đầy rẫy những kẻ ăn xác thối như vậy. Thường những cuộc săn của sư tử chưa hoàn thành, thì những con kền kền đã phát hiện, và linh cẩu cũng sẽ có mặt ngay sau khi cuộc săn mồi hoàn thành.
Chỉ cần sư tử có mặt, dù chỉ có một con, nó cũng có thể ngăn cản hầu hết các loài ăn xác thối, nhưng như vậy nó sẽ không có thời gian để hưởng thụ thành quả săn mồi. Hổ bắt những con mồi lớn và ăn chúng trong hơn mười ngày. Còn sư tử luôn bị bao vây bởi nhiều loài ăn xác thối đói khát và chúng không có nhiều thời gian để ăn như hổ.
Lúc này, sống theo bầy đàn sẽ là lựa chọn tốt hơn. Thay vì ném con mồi của mình cho những kẻ ăn xác thối, những con sư tử tất nhiên sẵn sàng chia sẻ với những người thân của mình hơn.
Dung (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
HLV Vũ Hồng Việt cưới BTV xinh đẹp giỏi giang của VTV, cô dâu lộ diện trên lễ đường visual sáng bừng (01/07)
-
Sau sáp nhập địa phương, thông tin quê quán của bạn thay đổi thế nào: Kiểm tra ngay trên VNeID! (01/07)
-
Nắng nóng thiêu đốt châu Âu, Pháp ra cảnh báo chưa từng có (01/07)
-
Triệt phá đường dây sản xuất, mua bán 70.000 chai dầu 'Con Ó' giả trị giá hàng tỷ đồng (01/07)
-
Á hậu sinh năm 2000 vướng tin tình ái với bác sĩ thẩm mỹ nay lên tiếng cảnh báo (01/07)
-
Al Hilal gây địa chấn khi quật ngã Man City sau 120 phút nghẹt thở (01/07)
-
Loạt ô tô che chắn xe máy qua cầu lúc mưa to gió lớn ở Hà Nội ‘gây sốt’ mạng (01/07)
-
Mặt nữ mukbang biến dạng nghiêm trọng sau 2 năm hành nghề (01/07)
-
Thị trường xe hatchback: Lối thoát nào giữa 'cơn bão' xe gầm cao? (01/07)
-
Tạm hoãn chuyến tàu hỏa ra trung tâm tỉnh Quảng Trị vì chỉ có 2 hành khách (01/07)
Bài đọc nhiều




