Hỏi - Đáp
11/02/2020 08:00Vì sao phi công không được có sẹo, để râu hay xỏ khuyên?
Hàng không là lĩnh vực mơ ước nhiều người, đặc biệt là vị trí phi công. Tuy nhiên, để được đứng trong hàng ngũ phi công, bạn sẽ phải trải qua khâu tuyển chọn khắt khe. Ngoài vấn đề về trình độ chuyên môn, sức khỏe, tuyển chọn phi công còn có nhiều quy định nghiêm ngặt như cơ thể không được có sẹo, không được để râu hay xỏ khuyên.
Vậy tại sao vị trí phi công lại không chọn những người có sẹo? Như chúng ta đều biết càng lên cao không khí càng loãng, áp lực càng thấp, khiến cơ thể người nở ra. Điều tất yếu là các vết sẹo mới hay cũ đều nở ra, hở miệng và toét lớn, khả năng cao gây chảy máu.
Khi máy bay đạt đến một độ cao khoảng 30 – 40 nghìn feet, áp lực của không khí bên ngoài khoang máy chỉ bằng 1/4 so với ở mặt đất, các máy bay sẽ luôn chạy thiết bị nén khí ở độ cao này.
Nếu máy bay gặp sự cố ở độ cao tầm cao, thiết bị nén khí ngừng hoạt động, phi công sẽ nhanh chóng yêu cầu dùng mặt nạ dưỡng khí và hạ độ cao của máy bay xuống. Trong khoảng thời gian ngắn hạ độ cao, nếu phi công mang trên mình vết sẹo lớn sẽ gặp nguy hiểm, nó sẽ bị nứt vỡ ra gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức tập trung xử lý an toàn bay. Đây là điều tuyệt đối cấm kỵ trong ngành hàng không.
Đối với hành khách có vết sẹo trên người thì trong tình huống khẩn cấp, thiết bị nén khí ngừng hoạt động, ảnh hưởng lớn nhất cũng chỉ là vết sẹo bị rách nứt ra, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra với phi công thì ảnh hưởng không thể lường hết được. Thời điểm này chính là lúc cần sự tập trung cao độ nhất, một chút xao nhãng vì vết thương có thể khiến tính mạng của hàng trăm người trên chuyến bay bị đe dọa.
Tuy nhiên, không phải cứ có sẹo là không được lái máy bay. Các hãng hàng không thường đưa ra tiêu chuẩn rõ ràng về độ lớn, độ nông sâu.
Ngoài ra, một số hãng hàng không không cho phép phi công để râu, xỏ khuyên hay đeo bất cứ thứ gì lên mặt của mình. Nguyên nhân là do râu hay những phụ kiện trang sức có thể ngăn không cho mặt nạ cung cấp oxy vừa với khuôn mặt của phi công và hoạt động bình thường khi xảy ra tình huống khẩn cấp. Phi công phải là người an toàn trước tiên để giúp hành khách của mình được an toàn.
TH (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Công an Thanh Hóa khởi tố vụ án buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh (19/07)
-
Bạn không cần kiếm tiền giỏi – chỉ cần có 4 dấu hiệu này, bạn vẫn sẽ giàu (19/07)
-
Khách Trung Quốc thích mê 1 món vỉa hè tại TP HCM, thốt lên: "Sống ở Việt Nam sung sướng quá" (19/07)
-
Cách kiểm tra Facebook và Zalo có đang bị theo dõi (19/07)
-
Đập chén bát xây lăng mộ: Chuyện thật ở ngôi làng khiến cả thế giới ngỡ ngàng (19/07)
-
CHÍNH THỨC: Arsenal bạo chi mua Noni Madueke bất chấp người hâm mộ phản đối (19/07)
-
Tiếc đứt ruột phim Hàn hay khủng khiếp mà chỉ có 10 tập: Dàn cast đỉnh của đỉnh, may quá sẽ có phần 2 (19/07)
-
Vụ Vạn Thịnh Phát: Hơn 41.000 người đã nhận tiền, còn 1.200 tỷ đồng kẹt ở ngân hàng (19/07)
-
Thương vụ hỏi mua 'báu vật quốc gia' 46 tỷ USD của Nhật Bản chính thức đổ bể, ông chủ Circle K tay trắng ra về (19/07)
-
Đã nhận chế độ theo Nghị định 178, được bầu làm bí thư chi bộ có phải trả lại tiền? (19/07)
Bài đọc nhiều



