Kinh tế
26/11/2018 18:23Cuộc đua của các ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam
Theo Nikkei, các ngân hàng của Hàn Quốc đang cố gắng tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam với hy vọng vào tốc độ tăng trưởng tiềm năng của thị trường cũng như dự định dỡ bỏ trần sở hữu hiện tại đối với nhà đầu tư ngoại.
Mới đây nhất, ngân hàng cho vay lớn thứ hai tại Hàn Quốc, KEB Hana Bank, đang đàm phán để mua 17,65% cổ phần của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV.
Thông tin việc KEB Hana muốn mua cổ phần của BIDV xuất hiện trong thời điểm các ngân hàng Hàn Quốc khác đang có những động thái đáng chú ý tại thị trường Việt Nam. Gần đây, Shinhank Bank đã vươn lên vị trí dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng ngoại với 3,3 tỷ USD tài sản và 900 nghìn khách hàng. Trước đó, thương vụ thâu tóm mảng bán lẻ của ANZ vào năm ngoái đã giúp Shinhan củng cố vị thế của mình tại Việt Nam.
“Việt Nam là thị trường hấp dẫn nhất trong số các quốc gia mới nổi, có tốc độ đô thị hóa cao hơn và thị trường tập trung hơn nếu so với nước láng giềng Indonesia”, Seo Young-Soo, chuyên gia phân tích của Kiwoom Securities, nhận định.

Tổng tài sản của các ngân hàng Hàn Quốc ở Việt Nam tăng 18,9% trong năm 2017, đạt 5,7 tỷ USD, theo số liệu của Cơ quan Giám sát Tài chính có trụ sở tại Seoul. Trong khi đó, tổng tài sản do các nhà băng ngoại nắm giữ tại Việt Nam tăng 12,9%, đạt 42 tỷ USD trong cùng kỳ.
Trong 5,7 tỷ USD nói trên, Shinhan Bank chiếm tới 59,7%, theo sau là Woori Bank với 15,5%. Phần còn lại thuộc về ngân hàng công nghiệp Hàn Quốc, KEB Hana Bank và KB Kookmin Bank.
Lãi ròng của các nhà băng Hàn Quốc cũng tăng 28,9% vào năm ngoái và chạm mốc 61 triệu USD. Lợi nhuận từ các khoản lãi suất cũng tăng 25,6%, đạt 135 triệu USD.
Tuy nhiên, tỷ suất sinh lời trên tài sản của Shinhan Bank tại Việt Nam năm 2017 giảm từ 1,9 xuống còn 1,7%, thấp hơn con số 2% của HSBC được duy trì ổn định trong 2 năm liên tiếp, theo số liệu của FSS.
Các tập đoàn tài chính Hàn Quốc đang chờ đợi những cơ hội từ việc Việt Nam có thể nới trần sở hữu với khối ngoại trong lĩnh vực ngân hàng. Theo quy định hiện hành, các nhà đầu tư nước ngoài không được sở hữu quá 30% cổ phần của các ngân hàng trong nước và tỷ lệ sở hữu của một nhà đầu tư ngoại bị giới hạn ở mức 20%.
Ngoài Hàn Quốc, các doanh nghiệp tài chính của Nhật Bản và Australia như Mizuho Bank nắm 15% cổ phần tại Vietcombank, Sumitomo Mitsui giữ 15% cổ phần của EximBank, Commonwealth Bank có 20% cổ phần ở VIB cũng đang hào hứng với các cơ hội mới tại thị trường Việt Nam.
Theo Việt Đức (Tri Thức Trực Tuyến)
Tin cùng chuyên mục








-
Honda bán xe Cub hơn 80 triệu, bản chạy điện chỉ hơn 20 triệu đã về: Dáng đẹp lạ, chỉ có thể đi một mình (19/07)
-
Tuổi thọ phụ thuộc vào 69: Nếu bạn dễ dàng thực hiện 5 điều này ở tuổi 69 thì có thể sống đến 90 tuổi (19/07)
-
Kinh hoàng khoảnh khắc vòng đu quay bốc cháy ngùn ngụt ở Brazil, 54 người hoảng loạn treo lơ lửng giữa khói lửa (19/07)
-
NÓNG - Vụ sửa bài thi lớp 10: Hiệu trưởng cùng 5 giáo viên "hô biến" từ 4,5 điểm thành 8 điểm, từ thủ khoa thành trượt (19/07)
-
9 khối nữ chiến sĩ Công an, Quân đội tổng hợp luyện cho ngày 2/9: Vượt nắng hè, rèn ý chí, vững bước chân (19/07)
-
Vụ CEO bị vạch trần ngoại tình với cấp dưới ở concert: Công ty tuyên bố lập tức mở cuộc điều tra, cả 2 đều bị cho tạm nghỉ (19/07)
-
Tên lửa Patriot, xe tăng Abrams tăng tốc đổ về Ukraine (19/07)
-
Người dân bàng hoàng kể lại vụ cháy ngùn ngụt trong đêm ở Hà Nội: “Ngọn lửa nhanh chóng cháy lan, một vài người cố gắng dập lửa nhưng không được” (19/07)
-
6 nguyên nhân iPhone bị nóng máy và cách xử lý (19/07)
-
Tom Cruise và bạn gái sexy kém 26 tuổi tình tứ trên du thuyền (19/07)
Bài đọc nhiều



