Kinh tế
13/02/2023 15:00Gạo Việt xuất đi châu Âu với giá kỷ lục 1.800 USD một tấn
Đây là lô gạo hữu cơ đầu tiên của Quảng Trị vào thị trường khó tính này.
Theo UBND tỉnh Quảng Trị, Công ty Nông sản hữu cơ Quảng Trị và phía đối tác là Công ty NHP Provide, s.r.o (Cộng hòa Séc) đã hoàn thành các thủ tục xuất khẩu 15 tấn gạo hữu cơ Quảng Trị sang thị trường châu Âu, giá bán là 1.800 USD/tấn.
Lô hàng đầu tiên sẽ xuất đi từ cảng Đà Nẵng vào giữa tháng 2/2023.
Nếu thị trường chấp nhận, dự kiến, mỗi tháng doanh nghiệp này sẽ xuất khẩu 30-50 tấn gạo hữu cơ sang châu Âu.
Mô hình gạo hữu cơ tại Quảng Trị cho năng suất 5,5-6 tấn lúa/ha, sản lượng 200 tấn/năm với diện tích gieo trồng 35ha, sản xuất theo chuỗi liên kết với bà con nông dân.
Toàn bộ diện tích gieo cấy được canh tác, sử dụng bằng công nghệ hữu cơ hàng đầu Nhật Bản.
Năm 2019, tại Hà Nội, Trường Đại học Hiroshima Nhật Bản phát hiện và công bố gạo hữu cơ Quảng Trị dung hợp được hai hợp chất quý là Momilactone A và Momilactone B (MA và MB), có tác dụng chống bệnh tiểu đường, gút, béo phì.

Theo đại diện Công ty Nông sản hữu cơ Quảng Trị, nông dân trồng lúa hữu cơ không lo đầu ra cho sản phẩm và có thu nhập cao sau khi trừ đi các chi phí phân, giống. Ngoài gạo hữu cơ Quảng Trị, một số đối tác tại châu Âu cũng đang tìm hiểu để nhập khẩu các nông sản đặc trưng khác của tỉnh, như tiêu, ớt, đậu xanh, đậu đen,...
Ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, cho biết, để sản xuất gạo hữu cơ rất khó khăn, vất vả, tuân thủ các công đoạn, quy trình nghiêm ngặt. Bởi vậy, địa phương ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của công ty trong việc đưa gạo hữu cơ vào được thị trường khó tính như EU.
Theo Bộ NN-PTNT, năm 2022, xuất khẩu Việt Nam đạt 7,11 triệu tấn và 3,46 tỷ USD, tăng 13,8% về khối lượng và tăng 5,1% về giá trị so với năm 2021. Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2022 đạt 486,2 USD/tấn, giảm 7,7% so với năm 2021.
Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2022 với 43,2% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong năm 2022 đạt 3,21 triệu tấn, mang về 1,49 tỷ USD. Thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh nhất là Thổ Nhĩ Kỳ (gấp 21,3 lần), trong khi tại Bangladesh giá trị xuất khẩu gạo Việt giảm mạnh nhất (-51,2%).
Theo Hương Lài (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
-
Nhiều chuyến bay không thể cất - hạ cánh ở Nội Bài, Cát Bi (19/07)
-
Mưa to, gió lớn ở Hà Nội và nhiều địa phương phía Bắc có phải do ảnh hưởng bão số 3? (19/07)
Bài đọc nhiều




