Kinh tế
14/08/2022 10:49Ngân hàng phá sản, tiền gửi tiết kiệm của khách hàng sẽ ra sao?
Ngân hàng cũng có thể phá sản
Phá sản là việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị tuyên bố phá sản bởi Toà án. Cũng tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010, nước ta cho phép ngân hàng, các tổ chức tín dụng được yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản.
Theo đó, một ngân hàng có thể bị coi là phá sản khi ngân hàng đó rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán, không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính với khách hàng.
Cũng theo Điều 155 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì tổ chức tín dụng đó làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
Khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng, Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.

Ngân hàng phá sản, người gửi tiết kiệm có rút được tiền?
Trong trường hợp ngân hàng phá sản, người gửi có thể sẽ không rút lại được toàn bộ số tiền mình đã gửi mà chỉ nhận lại được một khoản tiền bảo hiểm đền bù.
Theo Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012, các ngân hàng nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ ngân hàng chính sách, cụ thể:
- Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
- Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân.
- Tổ chức bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
- Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Về hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi, theo Quyết định 32/2021/QĐ-TTg, số tiền tối đa bảo hiểm trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm (cả gốc và lãi) của một người tại một ngân hàng khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng.
Theo quy định nêu trên, nếu ngân hàng phá sản thì người gửi tiền sẽ được bảo hiểm chi trả tối đa tới 125 triệu đồng. Ngoài việc nhận tiền bảo hiểm, người gửi còn có thể được nhận tiền đền bù từ hoạt động thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản.
Theo Kim Nhung (Lao Động)
Tin cùng chuyên mục








-
Đặc khu lớn nhất Việt Nam sắp có công trình 13.000 tỷ, được kỳ vọng như tòa tháp biểu tượng của Dubai (12/07)
-
300 con đập bị cho nổ, hàng trăm nhà máy thuỷ điện ngừng hoạt động: Chuyện gì đang xảy ra ở Trung Quốc? (12/07)
-
Trấn Thành đăng đàn giữa đêm: "Tôi không phải chồng quốc dân đâu!" (12/07)
-
Lộ gương mặt thật của Hồng tỉ sau lớp hóa trang: Nỗi lòng của người đàn ông cô đơn trong xã hội tỉ dân (12/07)
-
YouTube tung "cú đấm thép", tắt kiếm tiền với một loại nội dung mà nhà nhà đang đua nhau làm (12/07)
-
Lộ nguyên nhân gây sốc khiến G-Dragon hủy concert tại Thái Lan (12/07)
-
Tạm giữ nhóm "cò mồi" tại cổng Bệnh viện phụ sản Trung ương (12/07)
-
CLB V.League chiêu mộ tiền vệ Brazil từng được định giá 150 tỷ đồng, đá 5 trận ở World Cup (12/07)
-
Phát hiện con dâu vay 200 triệu của bà nội chồng, vợ tôi đòi họp gia đình để "vạch mặt", ai ngờ người xấu hổ chính là chúng tôi (12/07)
-
Vụ bé 4 tuổi bị giáo viên đánh, ném vào tường ở Hà Nội: Người mẹ tiết lộ câu nói gây sốc (12/07)
Bài đọc nhiều



