Kinh tế
22/10/2016 13:09Phó thủ tướng: Nhà nước không thể cứu mãi các ngân hàng yếu kém
"Nhà nước không thể cứu mãi các ngân hàng làm ăn yếu kém", Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh. Ông Huệ cho rằng việc này sẽ cảnh tỉnh được nhiều ngân hàng cổ phần hiện nay. "Nếu cứ làm ăn yếu kém rồi lại để Nhà nước lo bằng cách mua lại 0 đồng mãi là không thể được", ông nói.
Trước đó, trong tờ trình Quốc hội về đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ cho biết, trong số ít trường hợp, có thể sử dụng một số nguồn lực Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu. Chính phủ khẳng định kiên quyết xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, lành mạnh hóa thị trường tài chính trong 2 năm tới.
![]() |
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Nhà nước không thể cứu mãi các ngân hàng yếu kém bằng cách mua lại 0 đồng như vừa qua. Ảnh: HT |
Tại phiên thảo luận, Phó thủ tướng nhấn mạnh không được lẫn lộn dùng ngân sách Nhà nước và nguồn lực Nhà nước trong xử lý nợ. Thực chất nguồn lực Nhà nước đã được sử dụng để xử lý vấn đề này, khi các tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu thì chỉ phải đóng thuế 25%; hay việc cho VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt thông qua tái cấp vốn...
Trước đó, khi trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 21/10, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng cho rằng, khi vận hành nền kinh tế theo có chế thị trường thì phải chấp nhận cho giải thể, phá sản. “Ngân hàng yếu kém, bết bát quá thì cứu mãi sao được. Người dân và xã hội cần ồn định, thị trường cần minh bạch mà mình cứ chạy theo các ngân hàng yếu kém là thiếu minh bạch”, ông Dũng nói.
Theo Bộ trưởng Tài chính, lâu nay Nhà nước vẫn dùng ngân sách gián tiếp như yêu cầu các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Phương án này đồng thời cũng đẩy tăng chi phí của các ngân hàng, khiến lãi suất khó xuống thấp. "Nói cách khác, chi phí này người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế phải chịu", ông Dũng phân tích.
Hơn nữa, trích lập dự phòng rủi ro tăng lên sẽ ảnh hưởng đến lợi tức, đến thu nhập doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng đến ngân sách. Do đó, theo quan điểm của Bộ trưởng Tài chính, ngân sách sẽ không chi khoản nào trực tiếp để xử lý vấn đề nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Theo Nguyễn Hoài (VnExpress.net)
Tin cùng chuyên mục








-
Hơn 1 triệu tỷ đồng tín dụng đang "chọn mặt gửi vàng" ở đâu trong nền kinh tế? (03/07)
-
Phó tư lệnh hải quân Nga tử trận ở Kursk (03/07)
-
Cảnh báo khẩn cho những ai đang "khoe ảnh nhà mình" trên Google Maps: Đừng trở thành nạn nhân (03/07)
-
Phí ra biển ôtô tăng lên 20 triệu đồng ở một số địa phương sau sáp nhập (03/07)
-
Bộ Công an thông tin vụ sữa giả Hiup và dầu ăn chăn nuôi dùng cho người (03/07)
-
Dân kêu hoá đơn tiền điện tăng mạnh, Điện lực Hà Nội nói gì? (03/07)
-
Bộ Y tế đề xuất thực phẩm bổ sung không còn được tự công bố (03/07)
-
Hiện trường ám ảnh vụ tai nạn cướp đi sinh mạng Diogo Jota: Chiếc xe Lamborghini biến dạng, vỡ vụn trên cao tốc (03/07)
-
Mẹ Hà Nội tố 1 trại hè thu phí gần 10 triệu nhưng con bị bắt nạt liên tục, phản hồi thiếu trách nhiệm? (03/07)
-
Sét đánh thẳng vào nhà dân ở Hà Nội, người đi đường thót tim kể lại khoảnh khắc tia lửa lóe sáng (03/07)
Bài đọc nhiều




