Kinh tế
18/07/2015 10:12So giá hàng bình dân ở Hà Nội, Sài Gòn
Ở TP HCM, một cốc nước mía giá 2.500 đồng, suất cơm 15.000 đồng, hoa quả chỉ vài nghìn/kg. Thế nhưng, ở Hà Nội, các mặt hàng cùng phân khúc đắt gấp 2, thậm chí 5 lần.
Ở TP HCM, một cốc nước mía giá 2.500 đồng, suất cơm 15.000 đồng, hoa quả chỉ vài nghìn/kg. Thế nhưng, ở Hà Nội, các mặt hàng cùng phân khúc đắt gấp 2, thậm chí 5 lần.
Theo chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) do Tổng cục Thống kê công bố, Hà Nội có mặt bằng giá cả đắt đỏ nhất trong cả nước giai đoạn 2012-2014. Mức độ biến động giá sinh hoạt giữa các vùng, địa phương của Hà Nội cao hơn TP HCM 6-22%.
Với những người đã được trải nghiệm giá cả sinh hoạt tại 2 thành phố, kết quả trên không lạ, bởi họ biết mặt bằng giá chung tại 2 địa phương này. Một cốc cà phê bình dân ở Hà Nội giá 20.000 đồng nhưng tại TP HCM 7.000 đồng-10.000 đồng.
Trong một chuyến công tác dài ngày lần đầu tiên ở TP HCM, anh Trần Huy Tuấn (Cầu Giấy, Hà Nội) cảm thấy bất ngờ khi phần lớn hàng hóa, sản phẩm ở đây đều được bán rẻ hơn Hà Nội.
"Cốc nước mía cỡ nhỏ bán tại một quán vỉa hè quận Tân Phú (TP HCM) có giá 2.500 đồng, cốc to hơn giá 4.000 đồng, bằng một cốc trà đá ở Hà Nội. Trong khi ở một quận xa trung tâm thành phố Hà Nội, cốc nước mía với 2/3 là đá giá thấp nhất là 8.000 đồng", anh Tuấn cho hay.
|
Giá một cốc nước mía siêu sạch tại một quán vỉa hè ở quận Tân Phú, TP HCM chỉ 2.500-4.000 đồng trong khi ở Hà Nội thấp nhất là 8.000 đồng. Ảnh: Huy Tuấn. |
Không chỉ nước mía, giá cơm văn phòng cũng có sự chênh lệch đáng kể. Anh Tuấn cho biết, anh rất bất ngờ khi chỉ trả 15.000-20.000 đồng cho một suất cơm văn phòng bình dân ở quận 1, TP HCM. Trong khi đó, tại các quận trung tâm Hà Nội, một suất cơm bình dân có giá trên dưới 30.000 đồng. Nếu gọi thêm cơm trắng, trà hay nhân trần đá - những thứ được miễn phí ở TP HCM, thì tại Hà Nội, anh Tuấn phải trả thêm 2.000-5.000 đồng.
"Không hẳn các quận xa trung tâm, những khu vực VIP ở 2 thành phố này cũng có sự chênh lệch lớn về giá cả. Ở Hà Nội, có phố cổ, khu ven hồ Tây; TP HCM có quận 1 được coi là vùng 'đất vàng' với nhiều dịch vụ, hàng hóa đắt đỏ dành cho khách du lịch và người có điều kiện. Thế nhưng, nếu bạn ghi chép tất cả giá hàng hóa bán tại các điểm này vào 1 cuốn sổ nhỏ, thì tôi chắc 2/3 số sản phẩm bán tại Hà Nội đắt gấp nhiều lần TP HCM", anh Huy Tuấn cho biết thêm.
Đồng tình với ý kiến của anh Tuấn, chị Bùi Thị Sáu (trú tại Gò Vấp, TP HCM) cho biết, chị cạn sạch túi tiền trong lần thăm ở Hà Nội gần đây. Sau chuyến đi, chị Sáu đưa cho rằng, hoa quả là thứ đắt đỏ bậc nhất ở Hà Nội.
"Chôm chôm, thanh long ở TP HCM có giá chỉ 10.000-15.000 đồng/kg. Nhưng khi đến Hà Nội, tôi phải mua với giá gấp 2 lần tại hàng bán rong. Đặc biệt, một số loại hoa quả đặc thù miền Bắc như vải, mận... lẽ ra phải có giá rẻ hơn, nhưng kỳ thật lại bằng với mức giá ở TP HCM", chị Sáu cho hay.
Chị Sáu nói thêm, ở TP HCM, ngay tại quận 1, khách không quá khó để tìm được những hàng bình dân, giá rẻ. Ở nhiều khu nhà cao tầng sang trọng tại TP HCM cũng có những quán bình dân giá rẻ, phục vụ cho người thu nhập thấp.
"Điều đặc biệt ở TP HCM là bên cạnh quán cà phê máy lạnh với giá cà phê 25.000-40.000 đồng/ly là quán cóc chỉ 7.000-15.000 đồng/ly. Cạnh quán cơm điều hòa mát lạnh 30.000-40.000 đồng một đĩa là hàng bình dân với giá 15.000-20.000 đồng một suất. Vì thế, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn, và để cạnh tranh, các chủ kinh doanh ít khi làm giá", chị Sáu nói.
![]() |
Điểm hớt tóc giá bình dân nằm ngay trung tâm TP HCM. Ảnh: Huy Tuấn. |
Anh Đỗ Văn Thành, giám đốc một chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh ở quận 3, cho biết, TP HCM có mật độ kinh doanh dày đặc nên các chủ hàng phải cạnh tranh nhau từng tí một, nhất là về giá cả. "Chúng tôi đặt tiêu chí lấy số lượng làm lời. Do đó, cách kinh doanh khôn ngoan là coi khách hàng như thường đế. Dù khách bình dân hay sang trọng chúng tôi đều không phân biệt. Doanh nhân có thể ngồi hàng cơm vỉa hè 15.000 đồng một suất, người bán vé số có thể vô cà phê máy lạnh cũng được phục vụ như khách VIP, không có chuyện làm giá", anh Thành cho hay.
Lý giải về sự chênh lệch giá cả giữa Hà Nội và TP HCM, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, nguyên nhân khách quan là TP HCM tập trung nguồn hàng rất dồi dào. “7% hàng hoá ở phía Nam cung cấp cho toàn quốc. Kéo theo chi phí vận chuyển hàng hoá từ phía Nam đưa ra Bắc lên đến 5-10% sẽ được cộng vào giá sản phẩm khi bán lẻ cho người dân Hà Nội”, ông Phú phân tích.
Cũng theo chuyên gia này, nguyên nhân kế tiếp là do hệ thống phân phối của TP HCM linh hoạt, năng động hơn. Ông cũng cho rằng, hệ thống phân phối hàng hoá ở Hà Nội còn yếu kém, khiến giá các mặt hàng ở đây đắt đỏ nhất trong cả nước là điều đương nhiên.
"Cách tổ chức, phân phối kênh bán hàng ở Hà Nội thường xuyên chậm trễ. Không ít dự án xây mới, cải tạo chợ nhiều lần thất bại. Hiện tại, bình ổn giá ở TP HCM là 1.700 điểm, trong khi Hà Nội chỉ 600 điểm. Điều này cũng chứng tỏ hệ thống phân phối ở Hà Nội yếu kém và chưa năng động như TP HCM", ông cho biết thêm.
Ngoài ra, theo lời ông Phú, cơ chế chính sách đặc thù để phát triển trung tâm thương mại, cải tạo chợ, tạo điều kiện cho người mua người bán gần nhau, liên kết giữa các tỉnh với Hà Nội, chống buôn lậu ngay từ biên giới, gian lận thương mại... cũng là cách để giảm áp lực tăng giá hàng hóa.
Theo Ngọc Lan - Zen Nguyễn (Zing.vn)
Tin cùng chuyên mục

Dịch tả heo châu Phi bùng phát, chợ TP.HCM ế khách mua thịt heo
(21/07)

Sau TikiNow, đến lượt SPX Express bị xử phạt
(21/07)

Bộ Tài chính đề xuất áp 20% thuế thu nhập cá nhân theo từng giao dịch bất động sản
(21/07)

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 15,5 triệu đồng/tháng từ năm 2026
(21/07)

Một số ngân hàng tăng lãi suất gửi tiết kiệm, điều gì đang xảy ra?
(21/07)

Giá nhà tiếp tục tăng
(21/07)

Nợ quá hạn thẻ tín dụng, cần bao lâu để xoá thông tin trên CIC?
(21/07)

Kiểm toán Nhà nước nêu tên loạt ngân hàng đầu tư kém hiệu quả, nợ xấu cao
(21/07)
Tin mới nhất
-
Trao Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho thanh niên cứu 4 người trong vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long (21/07)
-
2 loại rau dễ "ngậm" thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người mê tít (21/07)
-
Hà Nội trước giờ bão số 3: Nhiều công ty cho nhân viên làm online, dân văn phòng tranh thủ tan làm sớm né mưa giông (21/07)
-
Báo Malaysia thừa nhận “sự thật tàn khốc”, chỉ ra sự tan vỡ trong lòng bóng đá Malaysia (21/07)
-
Chuyện tình của nam NSND U70 vừa được bạn gái kém 36 tuổi cầu hôn bất chấp đàm tiếu (21/07)
-
Cận cảnh sức tàn phá của bão Wipha khi đổ bộ Trung Quốc (21/07)
-
Bão Wipha sắp đổ bộ, EVN Hà Nội ra khuyến cáo quan trọng: Tuyệt đối không làm 2 điều sau! (21/07)
-
Hà Nội nằm trong vùng trọng tâm mưa lớn do bão Wipha: 11 điều cần làm ngay (21/07)
-
Bão số 3 vừa tăng thêm 1 cấp, chỉ còn cách Quảng Ninh hơn 100km, mưa rất to từ đêm nay (21/07)
-
Thái Thùy Linh xin lỗi vì đăng tin sai lệch vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long (21/07)
Bài đọc nhiều

Bão Wipha đổ bộ như cuồng phong vào Trung Quốc, hàng trăm ngàn người phải sơ tán: Những clip cho thấy sức tàn phá

Bão Wipha tiến sát, Hà Nội và 5 tỉnh miền Bắc trong vùng trọng tâm mưa lớn 600 mm

"Nạn nhân vụ lật tàu Vịnh Xanh không có lỗi" - Chuyên gia khí tượng giải đáp hàng loạt câu hỏi “vì sao”

Mỹ nhân Việt nổi tiếng đến mức không ai thay thế nổi, cát xê chưa từng dưới 500 triệu

Vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long: Tìm thấy thi thể bé trai gần đảo Ti Tốp