Kinh tế

Thương lái Trung Quốc tràn ngập chợ vải thiều, ép giá nông dân

Dọc đoạn đường quốc lộ 31 chạy qua thị trấn Chũ (Lục Ngạn - Bắc Giang) mỗi ngày có hàng trăm thương lái Trung Quốc đến giám sát thu mua vải của người dân. Năm nay vải không được mùa nhưng vẫn bị các thương lái ép giá.

Dọc đoạn đường quốc lộ 31 chạy qua thị trấn Chũ (Lục Ngạn - Bắc Giang) mỗi ngày có hàng trăm thương lái Trung Quốc đến giám sát thu mua vải của người dân. Năm nay vải không được mùa nhưng vẫn bị các thương lái ép giá.

Nông dân Nguyễn Xuân Tiến (xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) sau khi bán xong tạ vải ngán ngẩm cho biết: "Chúng tôi cảm thấy như bị móc túi vì các thương lái Trung Quốc ép giá từ lúc trả giá đến khi đưa lên bàn cân họ còn lùi mỗi tạ vải của chúng tôi đến chục kg, mặc dù chất lượng vải thì không chê vào đâu được."

Trao đổi với Dân Việt về vấn đề này, nhiều thương lái Trung Quốc lại cho rằng việc làm ăn của họ bị lỗ bởi nhiều chi phí phát sinh liên quan nên việc trừ hao như vậy là đều có lí do. Một thương lái họ Đổng đến từ Tây An, Trung Quốc cho hay:" Chúng tôi làm như vậy là bởi vì trừ hao về việc cuống vải cùng lá chiếm trọng lượng khá lớn, hơn nữa chúng tôi đang bị lỗ vì nhiều chi phí liên quan quá cao, mỗi xe hàng của chúng tôi mất từ 300- 400 triệu tiền Việt cho các công việc liên quan từ việc thuê nhân công, đóng thùng, mua đá ướp lạnh ... "

Còn anh Nguyễn Văn Tuân (thôn Tân Tiến, xã Chủ Hữu, huyện Lục Ngạn) thì cho rằng việc bị ép giá như vậy chả nơi nào giống như ở đây :" Tôi thấy vải ở Thanh Hà, Hải Dương có như thế bao giờ đâu, ở đây cứ 2 tạ là lùi đến 20kg vải, làm như thế này thì chúng tôi quá thiệt!"

Vải tại Lục Ngạn, Bắc Giang khác hơn rất nhiều so với vải Thanh Hà (Hải Dương) vì vậy được rất đông các thương lái Trung Quốc đến đây thu mua. Một thương lái họ Đường đã nhiều năm làm ăn tai đây cho biết: " vải ở Lục Ngạn có vị ngon, ngọt hơn hẳn cả vải ở Trung Quốc, so với chất lượng vải mọi năm, năm nay vẫn luôn như vậy. 

Chùm ảnh thương lái Trung Quốc thu mua tại các điểm bán vải ở Lục Ngạn, Bắc Giang:

thuong lai trung quoc tran ngap cho vai thieu, ep gia nong dan hinh anh 1
Một thương lái họ Đường (Hồ Nam, Trung Quốc) đang kiểm tra chất lượng vải trước khi mua.
thuong lai trung quoc tran ngap cho vai thieu, ep gia nong dan hinh anh 2
Rất nhiều các thương lái có mặt tại đây, họ trả giá khá thấp mặc dù chất lượng vải rất tốt.
thuong lai trung quoc tran ngap cho vai thieu, ep gia nong dan hinh anh 3
Việc mặc cả, ép giá diễn ra thường xuyên của các thương lái Trung Quốc với người bán vải.
thuong lai trung quoc tran ngap cho vai thieu, ep gia nong dan hinh anh 4
Số lượng tiền cho một cân vải sau một hồi trả giá được ghi trên phiếu giữa thương lái và người bán vải.
thuong lai trung quoc tran ngap cho vai thieu, ep gia nong dan hinh anh 5
Nông dân Nguyễn Xuân Tiến ( xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) tỏ ra ngán ngẩm khi mỗi lần bán vải lại bị các thương lái Trung Quốc ép giá. 
thuong lai trung quoc tran ngap cho vai thieu, ep gia nong dan hinh anh 6
Các thương lái chỉ chỗ cho người dân đến nơi tập kết bán vải.
thuong lai trung quoc tran ngap cho vai thieu, ep gia nong dan hinh anh 7
Các thương lái Trung Quốc rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm.
thuong lai trung quoc tran ngap cho vai thieu, ep gia nong dan hinh anh 8
Và ngay cả việc mua bán cũng theo dõi rất chặt chẽ.
thuong lai trung quoc tran ngap cho vai thieu, ep gia nong dan hinh anh 9
A Điển đang tập trung theo dõi hoạt động mua bán vải tại điểm thủ mua của mình.
thuong lai trung quoc tran ngap cho vai thieu, ep gia nong dan hinh anh 10
Những người phụ trợ cho công việc làm ăn như phiên dịch, ghi sổ, đóng hàng thuê đều được chủ thương lái thuê theo số lượng tấn hàng.
thuong lai trung quoc tran ngap cho vai thieu, ep gia nong dan hinh anh 11
Thương lái họ Đổng đến từ Tây An,Trung Quốc (trái) chuyên bán buôn chia sẻ công việc làm ăn đang lỗ, không dám mua nhiều vì tình hình trong nước không tốt cũng như các chi phí đầu tư phát sinh.
thuong lai trung quoc tran ngap cho vai thieu, ep gia nong dan hinh anh 12
Thương lái Trung Quốc luôn dõi theo mọi công việc tại điểm thu mua của mình.

Theo Đàm Duy (Dân Việt)