Kinh tế
06/02/2018 08:47Vốn ngoại đổ 77 triệu USD vào bất động sản Việt Nam chỉ trong tháng 1
Theo số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, riêng trong tháng 1/2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đã đạt 1,255 tỷ USD. Tuy nhiên, số này chỉ bằng 76% so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 1,05 tỷ USD, tăng 10,5%.
Trong đó, lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều nhất trong tháng 1 tiếp tục là công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn xấp xỉ 909 triệu USD, chiếm 72,4% tổng vốn đầu.
Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 90 triệu USD, chiếm 7,2% và lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với 77,6 triệu USD, chiếm 6,2%.
Hàn Quốc trở thành nền kinh tế đổ nhiều tiền nhất vào các dự án đầu tư tại Việt Nam trong tháng 1/2018 với hơn 355,6 triệu USD, chiếm 28,3% tổng vốn đầu tư. Theo sau là Singapore với 199 triệu USD vốn, chiếm 15,8%, và Hồng Kông xếp thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 147,4 triệu USD, chiếm 11,7%.
Trong tháng đầu tiên của năm mới, TP.HCM là địa phương thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với hơn 306,2 triệu USD, chiếm hơn 24% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong tháng 1. Theo sau là Hải Phòng và Bình Dương với số vốn nhận được lần lượt 181,3 triệu USD và 168,1 triệu USD.
Một số dự án mới được cấp phép trong tháng 1 vừa qua phải kể tới Dự án Công ty TNHH Kefico Việt Nam (cấp phép năm 2009) tăng vốn 120 triệu USD; Dự án Công ty TNHH Vina Cell Technology (cấp phép năm 2016) tăng vốn 100 triệu USD.
Một số dự án được đầu tư mới như Nhà máy dệt và may trang phục Ramatex Nam Định (vốn đầu tư 80 triệu USD) do nhà đầu tư Singapore đầu tư hay Dự án Công ty TNHH Sơn Jotun Việt Nam (vốn đầu tư 70 triệu USD của nhà đầu tư Nauy.

Cũng theo Cục đầu tư nước ngoài, trong tháng 1 vừa qua, Việt Nam chỉ có 6 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư vỏn vẹn 6,46 triệu USD. Trong đó, chiếm hơn 80% trong đó là 3 dự án bán buôn bán lẻ (tổng vốn 5,17 triệu USD), 3 dự án còn lại thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ lưu trú và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ tại các thị trường chính như Canada, Campuchia, New Zealand, CHLB Đức, Belize, Myanmar.
Như vậy, tính đến ngày 20/1, các nhà đầu tư ngoại đã rót tiền vào 19/21 ngành, lĩnh vực tại Việt Nam. Trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 187,1 tỷ USD, chiếm 58,4% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản cũng đã hút của các nhà đầu tư ngoại tổng cộng 53,2 tỷ USD, chiếm 16,6%.
Trong khi đó, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã rót tổng cộng 58,1 tỷ USD vào Việt Nam, Nhật Bản rót 49,46 tỷ USD, xếp lần lượt phía sau là Singapore, Đài Loan, Britishvirgin Island và Hồng Kông.
Theo Quang Thắng (Tri Thức Trực Tuyến)
Tin cùng chuyên mục








-
Khám nghiệm hiện trường, giám định kỹ thuật xác định nguyên nhân lật tàu trên vịnh Hạ Long (21/07)
-
Indonesia liệu có sảy chân, sớm đụng U23 Việt Nam ở bán kết? (20/07)
-
Chị dâu cũ gửi lại con rồi mất tích, 3 năm sau tôi gặp lại chị… trong nhà mẹ chồng với thân phận không tin nổi (20/07)
-
NSƯT Kim Tử Long gặp chấn thương, cả đoàn phim phải ngưng quay (20/07)
-
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu trực 24/24, tập trung ứng phó bão số 3 (20/07)
-
Tin bão khẩn cấp: Bão số 3 giật cấp 14, cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 480km, cảnh báo mưa cực lớn (20/07)
-
Mẫu iPhone chính thức hết thời, ai đang dùng phải bỏ ngay, người mua mới phải tránh xa (20/07)
-
Bé trai 10 tuổi kể cho gia đình về những phút cuối khi "bố kịp mặc áo phao, đẩy con lên rồi mất tích" (20/07)
-
Bão Wipha giật cấp 14, hàng không lên phương án điều chỉnh kế hoạch bay (20/07)
-
Phương Mỹ Chi gặp nguy, bác sĩ cũng đành bó tay (20/07)
Bài đọc nhiều




