Lối Sống

Vì sao có người dị ứng tôm nhỏ nhưng lại ăn dược tôm hùm?

Tropomyosin là chất gây dị ứng chính trong tôm nhưng mỗi loại tôm có thể chứa những hóa chất khác dẫn tới phản ứng của cơ thể.

Một bệnh nhân người Mỹ cho biết, cô có thể thưởng thức được cua và tôm hùm nhưng bị dị ứng khi ăn loại tôm nhỏ hơn. Cách chế biến và thời gian nấu không có sự khác biệt.

Các bác sĩ giải thích, phản ứng với thực phẩm như trên hoàn toàn có thể xảy ra. Theo Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Mỹ, trong tôm có một loại protein tên gọi tropomyosin là chất gây dị ứng chính. Tuy nhiên, còn có những chất gây dị ứng khác trong loài tôm này mà không có trong loài tôm khác. Ngoài ra, tropomyosin cũng có nhiều loại khác nhau, thông tin trên VietNamNet.

Ở các đối tượng có nguy cơ dị ứng, hệ miễn dịch giải phóng histamine chống lại tropomyosin được hấp thụ vào cơ thể, gây ra các triệu chứng như ngứa, mẩn đỏ.

Vì sao có người dị ứng tôm nhỏ nhưng lại ăn dược tôm hùm?

Các triệu chứng nhận biết bị dị ứng tôm

Tình trạng dị ứng tôm có thể dẫn đến các triệu chứng với mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng đó có thể xuất hiện trong vòng vài phút đến khoảng 1 giờ sau khi ăn tôm hoặc hít phải hơi nước, không khí có mùi của loài động vật này.

Cụ thể, có thể kể đến những biểu hiện sau đây:

- Cảm giác ngứa trong miệng.

- Nổi ban, xuất hiện các nốt mề đay.

Vì sao có người dị ứng tôm nhỏ nhưng lại ăn dược tôm hùm? - 1

- Bị đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy là những triệu chứng tại đường tiêu hóa.

- Sưng mặt, mắt, môi, lưỡi,...

- Nghẹt mũi, cảm thấy khó thở.

- Choáng váng, ngất xỉu.

Bên cạnh đó, các biểu hiện sốc phản vệ cũng có thể kèm theo ở một số trường hợp bị dị ứng với tôm mức độ nặng, có thể dẫn đến tử vong. Cụ thể, đó là các biểu hiện như sưng cổ họng, khó thở, mạch đập nhanh, mất ý thức, sốc, huyết áp tụt nghiêm trọng.

Vì sao có người dị ứng tôm nhỏ nhưng lại ăn dược tôm hùm? - 2

Làm gì khi bị dị ứng tôm?

Nếu có biểu hiện dị ứng với tôm ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số cách giúp điều trị ngay tại nhà bằng các nguyên liệu đơn giản như mật ong, chanh hay gừng. Cụ thể với cách làm như sau:

- Sử dụng mật ong: Uống một ly nước ấm có pha thêm vài thìa mật ong có thể giúp khử trùng, tiêu diệt các vi khuẩn có hại và làm giảm bớt tình trạng ngứa, nóng râm ran khó chịu sau khi ăn tôm. Bởi trong mật ong chứa nhiều khoáng chất, trong đó có chất kháng viêm tự nhiên.

Vì sao có người dị ứng tôm nhỏ nhưng lại ăn dược tôm hùm? - 3

- Sử dụng nước chanh tươi: Một cốc nước chanh tươi cũng có thể hỗ trợ bạn giảm đi các triệu chứng khó chịu khi bị dị ứng với tôm. Với thành phần chứa nhiều vitamin C, axit ascorbic, chanh có thể giúp vết thương nhanh lành hơn, duy trì các mô liên kết cũng như phục hồi các tổn thương xảy ra trên cơ thể.

- Sử dụng gừng: Với cách chữa dị ứng với tôm tại nhà bằng nguyên liệu là gừng, bạn có thể chuẩn bị một vài lát gừng đem đi pha với nước ấm để uống. Ngoài ra, cũng có thể dùng trà gừng pha sẵn hoặc kết hợp gừng tươi cùng với đậu xanh và lá tía tô đun lên lấy nước uống.

Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng tôm ở mức độ nặng thì cần phải đến cơ sở y tế gặp bác sĩ để được thăm khám và thực hiện điều trị. Trong trường hợp này, bạn không nên tự điều trị tại nhà hoặc tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

PN (SHTT)




https://sohuutritue.net.vn/vi-sao-co-nguoi-di-ung-tom-nho-nhung-lai-an-duoc-tom-hum-d180560.html