Ôtô - Xe máy
26/11/2018 10:26Kinh nghiệm lái xe qua vùng ngập nước, hạn chế tối đa rủi ro
Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Nếu phải đối mặt với vùng ngập nước, việc đầu tiên là phải xác định mức nước và chiếc xe của mình là dòng gì; gầm thấp hay cao; SUV hay sedan/hatchback. Nếu nước ngập không quá 20cm hoặc không quá cạnh dưới cánh cửa thì yên tâm xe có thể di chuyển qua một cách an toàn. Nếu không chắc chắn thì tuyệt đối không lái xe qua vùng ngập nước.

Việc đạp thốc ga mạnh sẽ tạo ra quán tính lớn làm nước dễ tràn lên khu vực lưới tản nhiệt và đi vào ống hút gió; ngoài ra thì sau khi đi qua khu vực ngập nước nên dành một chút thời gian để rà phanh để gạt bớt nước cũng như bùn đất, rác bám trên đĩa phanh.
Không được mở cửa, nên tắt hệ thống điều hoà AC
Khi cho xe di chuyển qua vùng ngập nước lái xe không được mở cửa tránh nước tràn vào xe; nên tắt điều hoà và chuyển xe về số 1, giữ đều ga với mức độ vừa phải cho đến hết vùng ngập nước. Đối với những xe số tự động nên chuyển sang chế độ bán tự động.

Tuyệt đối không tìm cách nổ máy xe thêm vài lần khi xe bị tắt máy, hành động này sẽ làm cho xe hư hỏng nặng, nghiêm trọng hơn là nước lọt vào động cơ gây thuỷ kích. Nếu bạn khởi động xe sau khi nó bị ngập nước sẽ gây hư hại các bộ phận kết nối giữa piston dẫn đến hiện tượng gãy tay biên ; trường hợp nặng có thể phải thay cả hệ thống động cơ, hệ thống điện và dĩ nhiên chi phí không hề rẻ chút nào. Thay vào đó, hãy đẩy xe lên nơi khô ráo và gọi cứu hộ.
Đi chậm, giữ ga đều
Đi chậm sẽ giúp xe bám đường tốt hơn, giảm tải cho hệ thống phanh đang bị trơn trượt khi bắt buộc dừng. Đi chậm cũng giúp chúng ta dễ phát hiện các chướng ngại trên đường như nắp cống, nắp hố ga.
Kiểm tra nội thất.
Sau khi đưa xe ra khỏi khu vực ngập nước, hãy tiến hành kiểm tra nội thất; nếu lọt nước vào nội thất sẽ gây phá huỷ rất nhanh; dùng khăn hoặc giấy thấm hết nước đọng lại sau đó dùng quạt hoặc máy sấy để làm khô nội thất.
Kiểm tra khoang động cơ
Hãy mở nắo capo và quan sát,nếu thấy có nhiều nước đọng ở lọc gió, động cơ hay bình chứa dầu, nguy cơ hiện hữu là xe bạn đã bị nước lọt vào động cơ. Với người bình thường không biết về kỹ thuật, cách tốt nhất là để thợ kỹ thuật kiểm tra và sửa chữa. Với xe đời mới, hệ thống các chất lỏng được đóng kín khít, nhưng trên xe đời cũ vẫn có nguy cơ rò rỉ. Vì vậy, ngoài dầu máy, cần kiểm tra thêm các chất lỏng khác như dầu phanh, dầu trợ lực lái, nước mát.
Kiểm tra hệ thống điện
Nếu xe có thể khởi động được, kiểm tra tất cả các bộ phận dùng điện như đèn pha, đèn xi-nhan, điều hòa, âm thanh, khóa cửa, chỉnh điện cửa sổ, mở cốp điện, chỉnh ghế, gương thậm chí đèn nội thất. Nếu có bất cứ chi tiết nào không hoạt động trơn tru đều là dấu hiệu nước khiến hệ thống điện chập chờn.
Theo Huy Nguyen (Khampha.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Thực tế tàn khốc đằng sau giấc mộng nổi tiếng (22/07)
-
Bốp Bọt Biển - TikToker gặp nạn ở Đức là ai? (22/07)
-
Bị tố dựng chuyện, câu like vụ thoát nạn lật tàu ở vịnh Hạ Long, "Gia đình nhà Thóc": Chúng tôi muốn khép lại mọi chuyện (22/07)
-
Ông Đỗ Văn Chiến làm Bí thư Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (22/07)
-
Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn diện rộng (22/07)
-
Người đàn ông ở TP HCM trúng Jackpot gần 345 tỉ đồng: “Vợ tôi nói rất yêu thương chồng” (22/07)
-
Giá vàng thế giới tăng dựng đứng, nhà đầu tư chờ một sự kiện quan trọng từ Mỹ (22/07)
-
AFC bác tin đồn Malaysia bị cấm thi đấu quốc tế vì gian lận nhập tịch (22/07)
-
Thái Lan: Sư trụ trì bị tố có quan hệ tình cảm với ba người phụ nữ (22/07)
-
409 hộ với 1.500 người ở Thanh Hóa bị cô lập do mưa bão số 3 Wipha (22/07)
Bài đọc nhiều




