Ôtô - Xe máy
12/07/2022 14:08Nguyên nhân dẫn tới tình trạng òa ga xe ô tô
Xe ô tô bị òa ga là gì?
Òa ga là hiện tượng ga bị gia tăng bất thường, vòng tua máy tăng cao và cho dù bạn không đạp ga những xe vẫn chạy nhanh quá mức khiến bạn mất kiểm soát. Đối với xe sử dụng hộp số sàn, người ta thường sử dụng cụm từ “òa ga” để chỉ lỗi bù thừa ga khiến vòng tua máy tăng cao trong quá trình ngắt ly hợp.
Tình trạng oa ga ảnh hưởng lớn tới việc điều khiển xe, thậm chí nếu òa ga quá mức có thể xảy ra những tình huống nguy hiểm. Òa ga xe ô tô được chia thành hai loại: òa ga tĩnh và òa ga động:
Xe ô tô bị òa ga tĩnh là tình trạng xe hoạt động ở chế độ không tải xe bị òa ga và khi chạy ở vòng tua máy 1.500 vòng/phút cũng bị.

Còn òa ga động là tình trạng xe chạy ở chế độ không tải, vòng tua máy ổn định ở trong khoảng 850 vòng/phút, nhưng khi xe chạy thì vòng tua máy tăng cao lên đến 1.500 vòng/phút. Vòng tua máy có hiện tượng tăng cao không hạ, hoặc lúc cao lúc thấp không ổn định. Có khi gia tăng lên tới 2.000 vòng/phút.
Nguyên nhân hiện tượng ô tô òa ga
- Đối với những chiếc xe ô tô cũ được trang bị chế hòa khí thì hiện tượng òa ga có thể do các thợ máy lắp sai đường ống phụ khi tiến hành chăm sóc và bảo dưỡng xe. Đây là những đường ống hoạt động ở chế độ khởi động nguội, không tải, sấy nóng, bù ga....
- Đối với những chiếc xe ô tô phun xăng điện tử có thể bắt nguồn từ van điều khiển chế độ không tải. Ở từng chế độ của động cơ bộ phận này có nhiệm vụ tự động điều chỉnh tiết diện lưu thông của đường gió phụ. Nếu van không tải bị bẩn, có vật mắt kẹt, dẫn tới tình trạng chế độ không tải của động cơ không hoạt động trong mức đảm bảo. Đây là nguyên nhân chính khiến ô tô dễ bị òa ga hoặc chết máy.

- Òa ga ở ô tô sử dụng bộ chế hòa khí còn có thể xuất hiện do bướm ga bị hao mòn, từ đó làm tăng khe hở khi đóng hoàn toàn sau thời gian dài sử dụng ô tô. Chính tình trạng này khiến không khí có thể đi qua cả đường gió chính lẫn đường gió phụ sẽ làm phương tiện hao xăng và vòng tua máy tăng lên nhanh chóng.
- Cảm biến vị trí bướm ga hoạt động không đúng như thông số của nhà sản xuất hoặc không hoạt động, dẫn tới việc truyền tín hiệu của chế độ không tải đến ECU điều khiển không chính xác. Với các dòng xe sử dụng dây ga để điều khiển bướm ga, van không tải và cảm biến vị trí bướm ga là riêng biệt nên khi xảy ra "òa ga" sẽ dễ điều chỉnh sửa chữa hơn. Còn với dòng xe dùng chân ga điện tử, van không tải và cảm biến vị trí bướm ga được tích hợp với nhau nên thường chỉ có thể can thiệt bằng cách cài đặt lại thông số ban đầu bằng máy chẩn đoán.
Theo Thu Hà (Cartimes.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Hố "tử thần" tại Phú Thọ, đổ 50 khối đất vẫn chưa đầy (09/07)
-
Tấm băng từ HLV Kim Sang-sik & linh hồn tuyển Việt Nam trước giải Đông Nam Á (09/07)
-
Gia đình Samsung bán biệt thự ở Seoul để nộp tiền thuế thừa kế (09/07)
-
Xác lợn xuất hiện trên nhiều kênh, mương ở Thanh Hóa (09/07)
-
Chùm ảnh: Dàn nam thanh nữ tú thi tuyển vào ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội 2025 (09/07)
-
Thấy tin nhắn này, điện thoại của bạn có thể đang bị theo dõi (09/07)
-
Cô dâu mới cưới bị sét đánh tử vong khi đang tạo dáng để chụp ảnh (09/07)
-
Kẻ bị truy nã trốn sang Campuchia xin về đầu thú để được hưởng khoan hồng (09/07)
-
5 SỰ THẬT rúng động được phơi bày sau vụ “Hồng tỷ Nam Kinh” giả gái hẹn hò gần 1700 đàn ông - Hội chị em xin đừng mất niềm tin vào đàn ông! (09/07)
-
Diễn viên "lùn nhất" Việt Nam đáp trả khi bị nói ăn bám chồng Tây, không biết làm nghề gì (09/07)
Bài đọc nhiều




