Pháp luật
07/11/2018 07:16Không ai bị truy tố tội nhận hối lộ!

Ngày 6/11, TAND tỉnh Bắc Ninh xét xử Phạm Văn Phương (SN 1975) - GĐ Cty CP xây dựng và thương mại PNV về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo truy tố, từ tháng 6 - 7/2016, Phương có hành vi chỉ đạo bị cáo Phùng Đức Ngọc (SN 1986) và Lê Văn Hiếu (SN 1988) nhận hơn 1,6 tỷ đồng từ 6 nhà xe để bảo kê 359 ô tô quá tải trên địa bàn Bắc Ninh, Bắc Giang.
Các bị cáo Trần Huy Lâm (SN 1980), Ngô Sĩ Bảo (SN 1987), Đinh Văn Hải (SN 1968) nằm trong số 6 nhà xe nói trên, đã đưa tiền cho nhóm của Phương nhằm được CSGT, TTGT bảo kê cho các xe quá tải của mình. Tại tòa, ông Phương khai có quen một số CSGT ở Bắc Giang và được Lê Quang Dũng - cán bộ C46 Bộ Công an giới thiệu với 2 đội trưởng CSGT Bắc Ninh. Bị cáo đã đưa tiền, nhờ những CSGT này bảo kê xe quá tải.
Được triệu tập, các cán bộ CSGT đều không thừa nhận việc cầm tiền bảo kê từ Phương. Chủ tọa yêu cầu giải thích việc các bị cáo Phương, Ngọc từng gọi cho mỗi CSGT hàng trăm cuộc. Họ trả lời, Phương từng nhiều lần gọi điện mời ăn uống, nhờ không xử lý xe vi phạm nhưng họ từ chối...
Ông Lê Quang Dũng cũng được yêu cầu giải thích về việc bị cáo Phương khai đã đưa cho ông 500 triệu đồng. Vị này bác bỏ, nói chưa bao giờ nhận tiền từ Phương hoặc giúp bị cáo này “xử lý” xe vi phạm. Chủ tọa dẫn các tin nhắn nội dung bảo kê xe giữa Phương với số máy của ông Dũng và một số điện thoại khác có đuôi 1987 - năm sinh của ông. Vị này giải thích, khi nhận tin nhắn của Phương đang bận nên không đọc, chỉ đáp lại “ok” vì nghĩ liên quan việc xây dựng giữa 2 người. Ông Dũng còn phủ nhận sở hữu sim điện thoại có đuôi 1987 dù được đăng ký đúng tên, địa chỉ của ông.
Sau khi xét hỏi, kiểm sát viên khẳng định bị cáo Phương không đưa được chứng cứ thể hiện đã đưa tiền cho các CSGT; các cán bộ CSGT cũng phủ nhận việc này... nên bác bỏ lời khai của bị cáo. Ông Phương bị quy kết tự giới thiệu quen biết CSGT, TTGT tại Bắc Ninh và Bắc Giang để lừa những người có xe quá tải nộp tiền bảo kê cho mình rồi chiếm đoạt và phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Các bị cáo Ngọc và Hiếu không biết việc Phương lừa đảo, nghĩ Phương có thể bảo kê các xe quá tải tức có ý chí chủ quan đi thu tiền bảo kê nên phạm vào tội “Môi giới hối lộ”. Các bị cáo Lâm, Bảo, Hải có ý thức đưa tiền cho Ngọc và Hiếu để chuyển tới CSGT nhưng bị Phương lừa đảo nên cả 3 phạm vào tội “Đưa hối lộ”. Từ đó, người giữ quyền công tố đề nghị tòa phạt Phạm Văn Phương từ 13 - 14 năm tù, các bị cáo còn lại nhận từ 2 đến 7 năm tù.
Ông Lê Quang Dũng- cán bộ C46 ( Bộ Công an) được yêu cầu giải thích về việc bị cáo Phương khai đã đưa cho ông 500 triệu đồng. Vị này nói chưa bao giờ nhận tiền từ Phương hoặc giúp bị cáo này “xử lý” xe vi phạm. Chủ tọa dẫn các tin nhắn nội dung bảo kê xe giữa Phương với số máy của ông Dũng và một số điện thoại khác có đuôi 1987 - năm sinh của ông. Ông Dũng giải thích, khi nhận tin nhắn của Phương đang bận nên không đọc, chỉ đáp lại “ok” vì nghĩ liên quan việc “xây dựng” giữa 2 người. Ông Dũng còn phủ nhận sở hữu sim điện thoại có đuôi 1987 dù được đăng ký đúng tên, địa chỉ của ông.
Theo Xuân Ân (Tiền Phong)
Tin cùng chuyên mục








-
Nhóm thanh niên hẹn nhau ra cửa khẩu để giải quyết mâu thuẫn (18/07)
-
Trước 1 tuần chính thức ra rạp Việt, 'Conan 28' đã bỏ túi 12 tỷ (18/07)
-
Trung ương xem xét bổ sung quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa mới (18/07)
-
Vì sao không lộ CCCD, không tải app lạ, không ấn link lạ nhưng tài khoản ngân hàng vẫn bị hack sạch tiền bởi lừa đảo? (18/07)
-
Vỉa hè Hà Nội tiếp tục bị lấn chiếm dù đang ra quân xử lý (18/07)
-
Ông Kim Sang-sik giỏi gì nhất? (18/07)
-
6 loại cây nhỏ xinh nên đặt ở bàn làm việc: Vừa đẹp vừa như “thuốc an thần”, giảm căng thẳng (18/07)
-
Xót xa cảnh Katy Perry kìm nén, cố không khóc giữa lúc chia tay Orlando Bloom (18/07)
-
iPhone 17 Pro Max sẽ được trang bị công nghệ màn hình cao cấp mới (18/07)
-
Nhà Trắng giải thích về các vết bầm tím thường thấy trên tay ông Trump (18/07)
Bài đọc nhiều




