Pháp luật
24/01/2017 06:20Tự nguyện nộp hơn 10 tỷ đồng, Dương Chí Dũng có thoát tội tử hình?
![]() |
Dương Chí Dũng - nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bị tuyên án tử hình vào năm 2014. |
"Theo Luật thi hành án dân sự, khi cơ quan chức năng thu hồi được tài sản sẽ xem xét cái gì ưu tiên trả trước, cái gì sau. Còn về việc gia đình Dương Chí Dũng nộp tiền để khắc phục hậu quả, liệu có đủ điều kiện để xem xét giảm từ tử hình xuống chung thân hay không lại do Hội đồng đánh giá" - ông Khôi cho biết.
Trước đó tại cuộc họp báo của Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội, ông Lê Quang Tiến - Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội cho biết, tổng số tiền thi hành án trong vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm là 110 tỷ đồng và 218 triệu tiền nộp ngân sách.
Thông qua sự giáo dục, thuyết phục, động viên của lực lượng thi hành án, người nhà của Dương Chí Dũng đã nộp được gần 10 tỷ đồng.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng đã kê biên, xử lý dứt điểm 3 căn nhà của Dương Chí Dũng tại Hà Nội gồm căn nhà ở 83 Lý Thường Kiệt (đã tổ chức bán đấu giá được trên 4 tỷ đồng); căn hộ ở số 88 Láng Hạ (đã thu được 4,9 tỷ đồng). Còn căn nhà tại đường Nguyên Hồng (50% tài sản thuộc Dương Chí Dũng và 50% thuộc về người vợ, cơ quan chức năng cũng đã kê biên thẩm định). Người vợ sau đó đã tự nguyện nộp 50% giá trị tài sản này. Tất cả số tiền xử lý tài sản và vận động gia đình Dương Chí Dũng trong vụ án này là trên 21 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn một số tài sản của Dương Chí Dũng nằm ở các quận Tây Hồ, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Cục Thi hành án đã yêu cầu các Chi cục xác minh, xử lý.
Vào năm 2014, Dương Chí Dũng bị Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tuyên phạt tử hình vì tội Tham ô tài sản, 18 năm tù vì tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, tổng hợp mới hình phạt chung là tử hình. Bên cạnh đó Tòa tuyên Dũng phải bồi thường hơn 110 tỷ đồng.
Theo điểm c khoản 3 điều 40 của Bộ luật hình sự năm 2015 (đang được sửa đổi, tuy nhiên những điều có lợi cho bị can, bị cáo, người phạm tội được áp dụng từ khi công bố Bộ luật - tháng 12.2015): Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Theo quy định trên, việc Dương Chí Dũng hoặc gia đình có khắc phục tốt hậu quả do hành vi phạm tội gây ra chỉ mới là điều kiện cần.
Theo Lương Kết (Dân Việt)
Tin cùng chuyên mục








-
Vụ diễn viên Trọng Nhân bị tố "bom" 408k tiền bánh bò: Đã lập vi bằng, tuyên bố sẽ kiện chủ tiệm nếu không xin lỗi (25/07)
-
TPHCM sẽ có 2 khu vực chỉ cho đăng ký mới xe điện (25/07)
-
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình biên giới Thái Lan – Campuchia (25/07)
-
Cục trưởng CSGT ký ban hành kế hoạch khẩn sau 2 vụ lật tàu du lịch, xe khách (25/07)
-
Bố trí bốn vị trí dọc Vành đai 1 đủ điều kiện làm bãi xe, trạm sạc khi Hà Nội cấm xe máy xăng (25/07)
-
Lộ thông tin bất ngờ về xe khách gây tai nạn ở Hà Tĩnh làm 10 người chết (25/07)
-
Cuộc giải cứu 30 phút nghẹt thở: Nam sinh Hà Nội bị "thao túng tâm lý", tự nhốt mình trong nhà nghỉ (25/07)
-
Phanh phui "phòng chat thứ N" hơn 200.000 người, các thành viên sẵn sàng tung clip nóng của vợ, xâm hại con gái ruột để thỏa mãn "cộng đồng bẩn" (25/07)
-
Hà Anh Tuấn nói gì về các concert "cháy vé" của Anh Trai - Chị Đẹp? (25/07)
-
Điều tra vụ vali chứa thi thể nữ giới vứt trong hẻm ở TPHCM (25/07)
Bài đọc nhiều




