Phong Cách

Trang phục Bắc bộ thế kỷ 19, điểm sáng của phim Người vợ cuối cùng

Có thể thấy bộ phim "Người vợ cuối cùng" và một vài phim Việt Nam gần đây được đầu tư rất kỹ lưỡng về trang phục, điều này góp phần giúp khán giả hiểu rõ hơn về quá trình tái hiện những giá trị truyền thống đầy ấn tượng.

Trang phục Bắc bộ thế kỷ 19, điểm sáng của phim Người vợ cuối cùng
Sau nhiều tháng chờ đợi, phim điện ảnh Người vợ cuối cùng của Victor Vũ đã khởi chiếu vào ngày 3/11/2023. Lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Hồ oán hận của tác giả Hồng Thái, Người vợ cuối cùng lấy bối cảnh thế kỷ 19 của Việt Nam.
Trang phục Bắc bộ thế kỷ 19, điểm sáng của phim Người vợ cuối cùng - 1
Dẫu kịch bản chưa được đánh giá cao, mà chỉ nằm ở mức an toàn, nhưng bộ phim lại gây được ấn tượng về phục trang của từng nhân vật. Nhiều khán giả còn đánh giá rằng: "Phục trang trở thành nội dung quan trọng cho phim Người vợ cuối cùng".
Trang phục Bắc bộ thế kỷ 19, điểm sáng của phim Người vợ cuối cùng - 2
Trước khi ra mắt phim, diễn viên kiêm nhà sản xuất Đinh Ngọc Diệp chia sẻ:"Toàn bộ những bộ cổ phục đều được may đo riêng cho từng diễn viên. Hàng trăm diễn viên là hàng trăm bộ đồ, hàng nghìn mét vải". 
Trang phục Bắc bộ thế kỷ 19, điểm sáng của phim Người vợ cuối cùng - 3
Cô cũng chia sẻ thêm rằng: Giám đốc Mỹ thuật Ghia Ci Fam của phim "Người vợ cuối cùng" là một người rất chỉn chu và cầu toàn trong từng chi tiết. Một bộ trang phục thời xưa thường có từ 3 đến 4 lớp, và dù cho những lớp bên trong không được nhìn thấy đi chăng nữa thì Ghia Ci Fam vẫn yêu cầu diễn viên mặc đầy đủ để cảm nhận được hết giá trị mà bộ quần áo này mang đến.
Trang phục Bắc bộ thế kỷ 19, điểm sáng của phim Người vợ cuối cùng - 4
Gia đình nhà quan và các vương hầu thì dùng hàng gấm vóc, cũng mặc bên ngoài áo lụa trắng.
Trang phục Bắc bộ thế kỷ 19, điểm sáng của phim Người vợ cuối cùng - 5
Quan Tri Huyện mặc áo gấm có họa tiết nổi nhất, ngực đeo thẻ bài cho thấy địa vị làm quan. Áo dài của Quan Tri Huyện và Thầy Đề sử dụng họa tiết để nhấn mạnh vào sự khác biệt trong địa vị xã hội của cả hai.

Trang phục Bắc bộ thế kỷ 19, điểm sáng của phim Người vợ cuối cùng - 6

Trang phục Bắc bộ thế kỷ 19, điểm sáng của phim Người vợ cuối cùng - 7
Mợ Cả và mợ Hai thường mặc áo dài vải gấm dệt hoa cầu kỳ, thể hiện địa vị cao trong nhà. Còn mợ Ba Linh lại chủ yếu chỉ mặc trang phục màu trầm hoặc nhạt, ít họa tiết, ngụ ý là con người cam chịu, xuất thân thấp kém.

Trang phục Bắc bộ thế kỷ 19, điểm sáng của phim Người vợ cuối cùng - 8

Trang phục Bắc bộ thế kỷ 19, điểm sáng của phim Người vợ cuối cùng - 9

Trang phục Bắc bộ thế kỷ 19, điểm sáng của phim Người vợ cuối cùng - 10

Trang phục Bắc bộ thế kỷ 19, điểm sáng của phim Người vợ cuối cùng - 11
Bên cạnh trang phục, những phục sức nhỏ và lối làm tóc cũng được êkíp phim Người vợ cuối cùng thực hiện tỉ mỉ. Những trang sức như vòng cổ, hoa tai, vòng tay… thường đều là những vòng tròn đơn giản không hình chạm khắc, hoa tai có kích thước nhỏ theo “mốt” phụ kiện xưa.

Trang phục Bắc bộ thế kỷ 19, điểm sáng của phim Người vợ cuối cùng - 12

Trang phục Bắc bộ thế kỷ 19, điểm sáng của phim Người vợ cuối cùng - 13
Như một sự tri ân dành cho vẻ đẹp văn hóa Bắc bộ, chiếc nón ba tầm đặc trưng cũng xuất hiện ấn tượng cùng Kaity Nguyễn trong nhiều phân cảnh. 

Trang phục Bắc bộ thế kỷ 19, điểm sáng của phim Người vợ cuối cùng - 14

Trang phục Bắc bộ thế kỷ 19, điểm sáng của phim Người vợ cuối cùng - 15
Từ cây trâm cài, chiếc nhẫn, nếp áo của các nhân vật chính lại được ekip "Người vợ cuối cùng" chăm chút tỉ mỉ. Tất cả những sử chỉn chu về trang phục đều là những nỗ lực của đoàn làm phim, nhằm giúp phục dựng, mang đến những hình ảnh tiệm cận thực tế nhất có thể so với hình ảnh tư liệu đến với người xem. 

Thùy Dương (SHTT)




https://sohuutritue.net.vn/trang-phuc-bac-bo-the-ky-19-diem-sang-cua-phim-nguoi-vo-cuoi-cung-d193398.html