Mặc dù sự thành thật luôn là quy tắc tốt nhất cho tình cảm, đôi lúc sự thành thật vẫn gây tác hại mà bạn không hề muốn. Phải đối mặt với hoàn cảnh ấy như thế nào, đặc biệt khi người kia là bạn đời, người yêu của bạn.

Mặc dù sự thành thật luôn là quy tắc tốt nhất cho tình cảm, đôi lúc sự thành thật vẫn gây tác hại mà bạn không hề muốn. Phải đối mặt với hoàn cảnh ấy như thế nào, đặc biệt khi người kia là bạn đời, người yêu của bạn.

Khi bạn chỉ muốn ngủ một mình: Nếu hai người sống chung với nhau, nhưng có những đêm bạn chỉ muốn yên tĩnh ngủ một mình – rất khó để bạn giải thích điều này với người ấy mà không khiến người ấy nghĩ ngợi, lo lắng. Bạn có thể nói thật lý do như bạn ngủ một mình tốt hơn, ít giật mình giữa đêm hơn, và bạn không muốn thiếu ngủ. Hoặc bạn có thể nán lại trong phòng khác xem tivi, và ngủ lại trên ghế bành.

Khi cha mẹ không hài lòng về người ấy: Bạn có thể cho rằng người ấy rất tốt, nhưng cha mẹ bạn không nghĩ thế. Có thể người ấy chưa từng mời cha mẹ bạn đến nhà hay gọi điện hỏi thăm họ. Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân sự bất mãn, không hài lòng của cha mẹ để hướng dẫn cho người ấy, hoặc chủ động làm thay những việc người ấy chưa làm, kéo người ấy theo.

Khi bạn cần thời gian ở một mình: Bạn đời có thể luôn muốn ở cạnh bạn. Bạn cũng yêu người ấy, nhưng bạn còn có công việc, bạn bè… Cũng có thể bạn cần ít thời gian yên tĩnh để suy nghĩ. Bạn hãy coi như thời gian đó là tốt cho cả hai, nói với người ấy rằng nếu bạn không có thời gian yên tĩnh suy nghĩ, bạn không thể nào tập trung khi ở bên người ấy. Một khoảng thời gian nhỏ ấy có thể tốt hơn cho mối quan hệ của hai người.

Khi bạn đời thiếu động lực: Trong cuộc sống, có khi người ấy thất bại, gặp khó khăn, mất đi ý chí và cảm thấy bị bỏ rơi, muốn từ bỏ ước vọng của mình. Khi ấy, bạn có thể nói cho người ấy về động lực và ước vọng của chính bạn, hỏi sự tư vấn và giúp đỡ của người ấy, kéo người ấy theo bạn. Đem theo người ấy đến với những nhóm người tích cực có thể giúp ích cho việc hồi phục lại tinh thần.

Khi người ấy phản ứng quá dữ dội: Thông thường, khi người ấy ở trong tình trạng kích động, điều tệ nhất bạn có thể làm là chỉ ra điều đó và cố gắng tranh cãi bằng được. Nhưng dù khi đó bạn không hề sai, cố gắng “mặc cả” với cơn giận dữ vô lý cũng chẳng đem lại kết quả nào. Bạn nên điềm đạm nói người ấy bình tĩnh lại và bạn rời khỏi nơi ấy để ra ngoài tản bộ, cho cả hai một khoảng thời gian để suy nghĩ.

>> Gãy "cần câu" do… tự bẻ
>> Tác hại khôn lường của mạng xã hội lên chuyện "yêu"

Theo Pháp Luật TPHCM