Thế giới
03/08/2015 09:07Báo Mỹ xếp hạng 5 vũ khí nguy hiểm nhất châu Âu
Sau khi xếp hạng 5 vũ khí nguy hiểm nhất của Nga và Mỹ, Tạp chí The National Interest tiếp tục bình chọn 5 vũ khí nguy hiểm nhất của châu Âu.
Sau khi xếp hạng 5 vũ khí nguy hiểm nhất của Nga và Mỹ, Tạp chí The National Interest tiếp tục bình chọn 5 vũ khí nguy hiểm nhất của châu Âu.
![]() |
Theo bảng xếp hạng này đứng đầu là tiêm kích Eurofighter Typhoon. Đây là sản phẩm của sự hợp tác giữa Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha. Để xứng đáng đứng ở ngôi vị đầu tiên, tiêm kích Typhoon được trang bị động cơ turbofan EJ200 giúp Eurofighter có bán kính tác chiến lên tới 1.389 km và có thể đạt tốc độ tới 2.125 km/h. |
![]() |
Dù Typhoon chỉ là chiến đấu cơ thế hệ 4 nhưng nó lại có một vài tính năng của tiêm kích thế hệ 5, như “tàng hình”. Chẳng hạn, Typhoon có diện tích phản xạ radar nhỏ và thiết kế giúp giảm độ bộc lộ radar. |
![]() |
Ngoài ra, do Typhoon mang nhiều vũ khí bên ngoài thân nên công nghệ tàng hình của nó không được tiên tiến như các mẫu máy bay chiến đấu thế hệ 5. Nhưng, những đặc tính này giúp Typhoon vượt trội hơn so với các mẫu chiến đấu cơ thế hệ 4 khác vẫn còn hoạt động tới ngày nay. |
![]() |
Typhoon được thiết kế với 13 mấu cứng để treo vũ khí thực hiện các nhiệm vụ tấn công không đối không và tấn công mặt đất và cả đối hải. Những chiếc Typhoon có thể mang tên lửa không đối không có điều khiển ngoài tầm nhìn (BVRAAM) và tên lửa không đối không tầm ngắn (SRAAM). |
![]() |
Để tấn công mặt đất, Typhoon có thể mang bom dẫn đường bằng laser EGBU-16 và các hệ thống xuyên giáp tiên tiến. Tốc độ và tính cơ động của Typhoon khiến nó trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều quốc gia trong và ngoài châu Âu. |
![]() |
Hiện nay, Typhoon đã được đưa vào biên chế Không quân Áo, Saudi Arabia. Chính phủ một số quốc gia khác cũng đang cân nhắc mua các chiến đấu cơ Typhoon. |
![]() |
Tiếp theo là hàng không mẫu hạm lớp Queen Elizabeth. Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, chiếc đầu tiên thuộc lớp này, dự kiến được bàn giao cho Hải quân Hoàng gia Anh vào năm 2016 và bắt đầu đi vào hoạt động năm 2020. Chiếc thứ 2 mang tên HMS Prince of Wales vẫn đang trong quá trình chế tạo. |
![]() |
Tàu sân bay này có lượng giãn nước 70.600 tấn và dài 283m lớn hơn đáng kể so với các mẫu tàu sân bay trước đây của Anh. HMS Queen Elizabeth được trang bị 2 động cơ turbine khí Rolls Royce MT30 và 4 máy phát điện diesel cho phép có thể đạt tốc độ tới 25 hải lý/h. |
![]() |
Những chiếc tàu thuộc lớp Queen Elizabeth được chế tạo để hỗ trợ các phương tiện ứng dụng công nghệ hàng không quân sự tiên tiến nhất, trong đó có 50 trực thăng và máy bay có cánh cố định. Theo công bố, tàu có thể mang tới 36 máy bay chiến đấu F-35B với khả năng cất cánh đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng. |
![]() |
Đứng ngay sau tàu sân bay của Anh là hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle của Pháp. Tàu sân bay này được Pháp đưa vào biên chế năm 2001. Hải quân Pháp từng có kế hoạch đóng tàu sân bay mới, tương tự như tàu lớp Queen Elizabeth của Anh. Nhưng kế hoạch này đã bị hủy bỏ vào năm 2013 do nhiều lý do khác nhau. |
![]() |
Vì vậy, tàu Charles de Gaulle sẽ vẫn là một phần không thể thiếu trong các hoạt động trên biển của Pháp trong thời gian tới. Để vững vàng ở ngôi vị số 3 trong bảng xếp hạng của The National Interest, tàu Charles de Gaulle vận hành bởi 2 lò phản ứng hạt nhân PWR Type K15. Hệ thống này cho phép con tàu đạt tốc độ lên tới 27 hải lý/h. |
![]() |
Trong nhiệm vụ đối phó với các loại vũ khí chống tàu từ máy bay đối phương, Pháp trang bị cho tàu Charles de Gaulle hệ thống tên lửa đất đối không đặc biệt do Eurosam phát triển. Ngoài ra, hệ thống cảnh báo chống ngư lôi do Euroslat thiết kế giúp con tàu tránh được những mối đe dọa dưới nước. |
![]() |
Theo tuyên bố của Pháp, tàu Charles de Gaulle có thể mang theo 40 tiêm kích hạm Rafale M, cùng các máy bay chiến đấu Dassault-Breguet Super Etendard và máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye. Những khả năng này giúp tàu Charles de Gaulle trở nên hữu ích trong nhiều nhiệm vụ khác nhau. |
![]() |
Đứng thứ 4 và thứ 5 trong bảng xếp hạng này là những vũ khí đang nằm trong quá trình phát triển và hoàn thiện như tiêm kích thế hệ 5 F-35 do Lockeed Martin khởi xướng cùng sự tham gia của nhiều quốc gia châu Âu và tàu ngầm A-26 do Thụy Điển phát triển. |
>> Sau nâng cấp, Typhoon có phải là đối thủ của Su-35?
Theo Đất Việt
Tin cùng chuyên mục

Máy bay Air India trượt khỏi đường băng giữa mưa lớn
(21/07)

Người đàn ông hai lần trúng số triệu đô trong một ngày
(21/07)

Hàn Quốc rúng động vụ xả súng trong tiệc sinh nhật
(21/07)

Thủ tướng Nhật đối mặt với tương lai bất định sau thất bại bầu cử
(21/07)

Trung Quốc: Nhiều quan chức cấp cao bị điều tra vụ cho hàng trăm trẻ em ăn sơn
(21/07)

Công bố nguyên nhân sốc khiến máy bay Jeju Air bốc cháy làm 179 người thiệt mạng: Khác với các suy đoán ban đầu
(21/07)

Mua 7 hợp đồng bảo hiểm, người đàn ông gieo rắc nỗi kinh hoàng khi phóng hoả máy bay để nhận gần 3 tỷ đồng tiền đền bù
(21/07)

Vướng scandal ngoại tình với sếp tại concert Coldplay, nữ giám đốc nhân sự lộ thân thế “không phải dạng vừa”
(21/07)
Tin mới nhất
-
Thái Thùy Linh xin lỗi vì đăng tin sai lệch vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long (21/07)
-
Dịch tả heo châu Phi bùng phát, chợ TP.HCM ế khách mua thịt heo (21/07)
-
Máy bay Air India trượt khỏi đường băng giữa mưa lớn (21/07)
-
Nhiều trường cho học sinh tan sớm hoặc tạm nghỉ để tránh bão Wipha (21/07)
-
BYD Sealion 06 sắp ra mắt - có bản EV, trang bị gói ADAS "Thần nhãn" (21/07)
-
Diễn viên Sử Hoàng Sơn qua đời ở tuổi 33 (21/07)
-
Người đàn ông hai lần trúng số triệu đô trong một ngày (21/07)
-
Sau TikiNow, đến lượt SPX Express bị xử phạt (21/07)
-
Nghìn dân Ninh Bình gấp rút di dời khỏi chung cư xuống cấp trước bão số 3 (21/07)
-
Cựu giáo viên ở An Giang khai lý do sát hại đồng nghiệp (21/07)
Bài đọc nhiều

"Thôi chào anh em, tôi đi": Lời từ biệt ám ảnh của nạn nhân vụ lật tàu Vịnh Xanh 58

Bão Wipha tiến sát, Hà Nội và 5 tỉnh miền Bắc trong vùng trọng tâm mưa lớn 600 mm

Mỹ nhân Việt nổi tiếng đến mức không ai thay thế nổi, cát xê chưa từng dưới 500 triệu

"Nạn nhân vụ lật tàu Vịnh Xanh không có lỗi" - Chuyên gia khí tượng giải đáp hàng loạt câu hỏi “vì sao”

Chuyến du lịch của gia đình 8 người chỉ còn 2: Cuộc điện thoại cuối trước giây phút định mệnh khiến con tàu lật úp