Theo TASS, tiêm kích MiG-35 sở hữu những tính năng vượt trội tiêm kicihs tàng hình F-22 và cả F-35 hiện nay của Mỹ.

Theo TASS, tiêm kích MiG-35 sở hữu những tính năng vượt trội tiêm kicihs tàng hình F-22 và cả F-35 hiện nay của Mỹ.

Nguồn tin dẫn lời Giám đốc Tập đoàn sản xuất máy bay thống nhất (UAC), ông Vladimir Mikhailov cho biết hôm 9/6 cho biết. Tiêm kích MiG-35 Fulcrum-F sẽ được đưa vào thử nghiệm trong năm 2017 để bàn giao cho không quân Nga vào năm 2018.

Theo giới thiệu của vị đại diện này, điểm mạnh của MiG-35 là hệ thống động cơ phản lực RD-33MK tích hợp công nghệ kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều, điều này giúp MiG-35 thực hiện các bài bay siêu cơ động. Cụ thể, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, sau khi đạt tới tốc độ cần thiết MiG-35 hoàn toàn có thể thực hiện các kỹ thuật bay phức tạp với khả năng bay siêu cơ động.

Khi thực hiện động tác này máy bay chuyển động nhanh về phía trước với góc tới 120 độ trước khi giảm tốc độ khiến toàn bộ phần thân và động cơ máy bay đều dựng đứng về phía trước theo chiều dọc, sau đó là bổ nhào vào tăng tốc trở lại.

Trước đó, kỹ thuật bay phức tạp này cùng các động cơ lực đẩy véc tơ chỉ được trang bị trên các dòng máy bay tiêm kích đa năng do Sukhoi chế tạo, với khả năng bay siêu cơ động các phi công lái máy bay chiến đấu của Nga hoàn toàn có thể dành được lợi thế chiến thuật trên không khi không chiến.

Nhìn từ bên ngoài MiG-35 có hình dáng hầu như không có quá nhiều khác biệt so với người tiền nhiệm của nó là MiG-29 với thiết kế gần như tương đồng.

Tuy nhiên thiết kế kính buồng lái của MiG-35 lại khác so với MiG-29 và nó gần giống với máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 của Mỹ và PAK-FA Su T-50 của Nga. Bên cạnh đó, buồng lái của MiG-35 cũng được trang bị các màn hình hiển thị LCD đa chức năng.

Givi Janjgava – Giám đốc đứng đầu bộ phận nghiên cứu và phát triển của KRET (công ty chuyên phát triển các thiết bị hàng không cho Không quân Nga) cho biết, buồng lái của MiG-35 được thiết kế dựa trên nguyên mẫu buồng lái của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 và được trang bị các công nghệ gần như tương tự.

Trong khi đó, biến thể hệ thống động cơ có kiểm soát vector thế hệ mới RD-33OVT dành cho MiG-35 cũng đang được Cục thiết kế Klimov phát triển với nhiều tính năng vượt trội hơn các phiên bản động cơ phản lực cũ.

Các yếu tố này khiến MiG-35 hoàn toàn khác biệt so với F-22 và F-35 Mỹ, bên cạnh đó nó còn có thể hoạt động linh hoạt hơn trong mọi tình huống trên không. Trong ảnh: Tiêm kích F-22.

Tiêm kích đa năng MiG-35 còn được trang bị hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) Zhuk-AE.Radar này có tầm hoạt động lên tới 120km có thể theo dõi 30 mục tiêu cùng một lúc và thực hiện tấn công đồng thời 6 mục tiêu trong số đó bằng các tên lửa không đối không. Trong ảnh: Tiêm kích F-22.

Ngoài ra khả năng mang theo vũ khí của MiG-35 cũng được tăng lên đáng kể khi nó có thể mang theo 7 tấn vũ khí với 9 giá treo vũ khí gồm bom và tên lửa các loại, trong khi đó MiG-29 chỉ có thể mang theo tối đa 5,5 tấn. Với những tính năng của MiG-35, nhà sản xuất tin rằng tiêm kích này hoàn toàn có thể bắn hạ được F-22 và F-35 của Mỹ. Trong ảnh: Tiêm kích F-22. (Tổng hợp)

Theo Đất Việt