Thế giới
10/05/2021 11:19Cố vấn y tế hàng đầu Mỹ chỉ ra thứ duy nhất có thể giúp Ấn Độ thoát 'địa ngục' Covid-19
"Ấn Độ là nước sản xuất vaccine lớn nhất thế giới. Họ cần tìm kiếm tài nguyên của họ, không chỉ từ bên trong mà còn từ bên ngoài. Đó là lý do vì sao các nước khác cần chung tay giúp đỡ, hoặc là viện trợ nguyên liệu để Ấn Độ tự sản xuất vaccine, hoạc là viện trợ vaccine," ông Fauci nói trong chương trình "This Week" của đài ABC.

Chính quyền của tổng thống Mỹ Joe Biden tuần trước thông báo sẽ ủng hộ việc các nhà phát triển tạm thời từ bỏ bảo vệ sở hữu trí tuệ đối với vaccine Covid-19, tạo điều kiện cho các nước và các công ty không phát minh vaccine có thể sản xuất vaccine hàng loạt. Trước đó, Mỹ và các hãng dược phẩm phản đối điều này do lo ngại về tiền lệ mà nó có thể tạo ra.
Dù một số nước, trong đó có Anh, Canada, Nhật Bản, Australia và Brazil không ủng hộ việc từ bỏ bảo vệ sở hữu trí tuệ đối với các vaccine được phát triển tại nước họ, WHO gần đây cho rằng việc phân phối vaccine Covid-19 không bình đẳng là "vấn đề đạo đức nghiêm trọng".
"Ông cho rằng các công ty cần mở rộng quy mô, nhưng nhiều công ty cho rằng kế hoạch của tổng thống Biden đề nghị các công ty từ bỏ bảo vệ sở hữu trí tuệ sẽ khiến họ không thể mở rộng - điều đó có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và làm giảm nỗ lực sản xuất vaccine," người dẫn chương trình George Stephanopoulos nói.
"Tôi không nghĩ như vậy. Họ có thể mở rộng quy mô. Họ đã làm được nhiều điều, chúng ta phải nhìn nhận họ về điều đó. Họ đã làm một điều rất ấn tượng khi sản xuất vaccine cho phần còn lại của thế giới," Fauci trả lời.
"Tôi nghĩ việc tạm thời từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ và Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ sẽ không gây ảnh hưởng tới điều đó," Fauci nói thêm.
"Mục tiêu cuối cùng là tiêm chủng cho người dân," chuyên gia y tế hàng đầu Mỹ nói.
Ấn Độ hiện đang trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 nghiêm trọng với số lượng ca nhiễm, ca nhập viện và ca tử vong cao chưa từng thấy. Hệ thống y tế của nước này quá tải, trên bờ vực sụp đổ, khi các bệnh viện phải tiếp nhận quá nhiều bệnh nhân trong khi vật tư y tế, thuốc và oxy thiếu thốn.
Tuần trước, một số nước và các tổ chức phi lợi nhuận đã bắt đầu gửi hàng viện trợ cho Ấn Độ.
Hồ Anh (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




