Thế giới

Công ty Mỹ dọa Nga-Trung vượt mặt vũ khí siêu thanh

Vũ khí siêu thanh của Nga và Trung Quốc buộc Mỹ phải tăng tiến độ cũng như thay đổi kế hoạch để nhanh chóng đưa vào thử nghiệm vũ khí laser.

Vũ khí siêu thanh của Nga và Trung Quốc buộc Mỹ phải tăng tiến độ cũng như thay đổi kế hoạch để nhanh chóng đưa vào thử nghiệm vũ khí laser.

Cụ thể, bản báo cáo nói về việc Nga và Trung Quốc tạo ra loại vũ khí siêu thanh và chúng trở thành mối đe doạ trực tiếp đến Hoa Kỳ, bao gồm cả phần lục địa của Mỹ. Và trong lĩnh vực phát triển công nghệ loại vũ khí siêu thanh này Mỹ đã bắt đầu tụt hậu so với Nga và Trung Quốc.

Cong ty My doa Nga-Trung vuot mat vu khi sieu thanh
Những vũ khí siêu thanh có hiệu quả cao, sự cơ động lớn và có độ cao ngoài tầng khí quyển

Các chuyên gia của Mỹ cũng như đại diện của công ty Raytheon, Lockheed, Boeing đã mở hồi chuông cảnh báo Hoa Kỳ rằng, họ đang bị Nga và Trung Quốc vượt lên trong cuộc đua vũ khí siêu thanh.

Mark Lewis, người đứng đầu nhóm nghiên cứu đã tuyên bố rằng, Hoa Kỳ có thể đối mặt với mối đe dọa từ những loại vũ khí mới có hiệu quả cao kết hợp với tốc độ, sự cơ động và độ cao lớn.

Các tên lửa siêu thanh của Nga và Trung Quốc được cho là một thách thức đối với sức mạnh quân sự của Mỹ khi chúng có thể tiêu diệt mọi mục tiêu và luôn trong tình trạng sẵn sàng để sử dụng.

Theo Mark Lewis, Lầu Năm Góc đã quá “coi thường” khi đề cập đến sự phát triển của loại vũ khí siêu thanh tấn công và phòng thủ.

Trong khi đó, những đối thủ trực tiếp lại tích cực nghiên cứu thử nghiệm trong lĩnh vực này và họ chuẩn bị sử dụng được loại vũ khí này, đặc biệt chúng được kết hợp với những tên lửa có thể mang các đầu đạn hạt nhân.

Chuyên gia nghiên cứu cũng lưu ý rằng, những đối thủ của Mỹ sẽ tìm cách để khai thác những hạn chế trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Học thuyết quân sự của Mỹ là mở cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình trong lớp khí quyển và các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo ngoài lớp khí quyển nhưng lại không có chiến lược rõ ràng để có thể phòng thủ đối phó lại với những tên lửa siêu thanh.

Hướng phát triển mà Quốc hội Mỹ đề cập là tăng chi phí cho Lực lượng phòng thủ tên lửa và công ty Lockheed Martin chịu trách nhiệm nghiên cứu nâng cấp các hệ thống THAAD (Hệ thống phòng thủ tên lửa di động trên mặt đất để đánh chặn các tên lửa tầm trung và cao) để chống lại được các loại tên lửa siêu thanh.

Cựu nhân viên của Lầu Năm Góc, Mark Schneider cho rằng, tên lửa siêu thanh của Nga có những loại khác nhau được phóng từ mặt nước, dưới nước và trên không. Trong khi đó “Các chương trình phát triển lĩnh vực vũ khí siêu thanh của chúng ta hiện đang có ngân sách khá thấp và có thể chúng sẽ không bao giờ được thực hiện”.

Đặc biệt báo động hơn chỉ trong tháng 4/2016, theo báo cáo kết quả nghiên cứu thì đối thủ của Mỹ đã tiến hành các thử nghiệm những thiêt bị bay siêu thanh: DF-ZF ở Trung Quốc và Yu-71 (hoặc sản phẩm 4202) ở Nga.

Theo người Mỹ, Trung Quốc thử nghiệm DF-ZF trong tháng 4 là lần thứ 7 liên tiếp và thứ hai là của Nga. Theo đó, Nga sẽ đưa tên lửa đạn đạo liên lục địa “Stiletto” lên độ cao được xác định trước và sau đó chúng sẽ được tăng tốc lên siêu thanh.

Ngoài ra, nhiều cuộc thử nghiệm thành công khác cũng đã được các quốc gia này thực hiện. Ở Nga việc thử nghiệm “sản phẩm 4202” đã được thông báo là thành công hôm 25/10/2016. Trong tháng 11 trên chiếc J-16 Trung Quốc cũng đã tiến hành phóng thành công tên lửa siêu thanh lớp “không đối không”. Theo báo cáo loại tên lửa này không có loại tương tự ở NATO.

Người Mỹ đang chờ đợi Nga và Trung Quốc sẽ mua được tên lửa siêu thanh “mẻ đầu tiên” của mình năm 2020, có thể vượt qua được hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Tên lửa siêu thanh đầu tiên của Mỹ cũng đang được tiến hành thử nghiệm (X-51 của công tý Boeing) và đang có kế hoạch đưa vào biên chế năm 2020.

Đối với việc phòng thủ chống tên lửa, ngân sách được cấp 7,5 USD từ nguồn tài chính năm 2017 còn về phòng thủ chống tên lửa siêu thanh không được cấp một USD. Trong năm 2016 đã có 23 triệu USD đầu tư cho phát triển vũ khí laser, có thể chống lại được vũ khí siêu thanh. Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm đầu tiên của chúng theo kế hoạch được thực hiện năm 2021, tức là sau một năm khi đối thủ được biên chế các tên lửa siêu thanh.

Ngày nay, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ lên đến 30 hệ thống trên các căn cứ ở mặt đất được triển khai chủ yếu ở Alaska và California. Chúng có thể đảm bảo an toàn từ cuộc tấn công bằng tên lửa từ Triều Tiên hoặc từ Iran trong tương lai, Tuy nhiên bản báo cáo nghiên cứu cho rằng, 30 hệ thống đánh chặn là không đủ để chống lại được các cú đánh của tên lửa siêu thanh từ Nga và Trung Quốc.

Theo Nguyễn Đông (Đất Việt)