Thế giới

Cuộc đời bi thảm của công chúa Hawaii cuối cùng: Tài sắc vẹn toàn nhưng bị chôn vùi sau một lời tiên tri, phải chết trong phẫn uất mà chẳng danh phận

Trước khi qua đời, mẫu thân của Công chúa Kaʻiulani (1875 - 1899), Tiểu vương quốc Hawaii buông lời tiên đoán nghiệt ngã rằng con gái của bà không thể kế nhiệm vương vị và kết hôn. Không ngờ, cuộc đời của Victoria Kawēkiu Kaʻiulani Lunalilo Kalaninuiahilapalapa Cleghorn (tên đầy đủ của Kaʻiulani) lại diễn ra y hệt như những gì mẹ nói.

Hawaii: Tiểu bang từng là vương quốc

Ít ai biết rằng trước năm 1893, Hawaii vẫn là vương quốc độc lập. Nó nằm dưới sự cai trị của nhà Kalākaua, do Nữ hoàng Liliʻuokalani (1838 - 1917) trị vì.

Cuộc đời bi thảm của công chúa Hawaii cuối cùng: Tài sắc vẹn toàn nhưng bị chôn vùi sau một lời tiên tri, phải chết trong phẫn uất mà chẳng danh phận
Trước khi trở thành tiểu bang thứ 50 của Mỹ, Hawaii là tiểu vương quốc độc lập

Theo các nhà nhân chủng học, tộc người đầu tiên phát hiện và khai thác quần đảo Hawaiʻi là Polynesia. Họ vượt biển tới đây vào khoảng năm 300. Sau 1000 năm sinh cư, người Polynesia bị người Tahiti xâm lược, tận diệt đến tận thành viên cuối cùng.

Ban đầu, người Tahiti dựng các bản làng nhỏ. Giữa các bản làng và các hòn đảo liên tục xảy ra chiến tranh, cướp bóc lẫn nhau. Mãi đến năm 1795, dưới sự lãnh đạo của Kamehameha Đại đế (1758 – 1819), họ mới thống nhất và thành lập Vương quốc Hawaii.

Nhà Kamehameha trị vì Hawaii đến năm 1872 thì kết thúc triều đại. Kế tiếp họ là nhà Kalākaua. Nửa đầu thế kỷ XX, Hawaii dưới quyền Hoàng đế Kalākaua (1936 – 1891).

Kalākaua có 1 chị gái và 1 em gái, Liliʻuokalani (1838 - 1917) và Likelike (1851 – 1887). Likelike là người duy nhất trong 3 anh em có con, công chúa nhỏ của bà là Kaʻiulani.

Năm 1887, Likelike ốm nặng. Trước khi qua đời, bà nằm mơ thấy một đàn cá khổng lồ màu đỏ như máu, bơi đặc như nhuộm huyết bờ biển Hawaii. Likelike cho đây là điểm gở, báo hiệu cuộc đời sẽ chỉ đầy bất hạnh của con gái. Bà đau đớn tiên tri, Kaʻiulani không thể lên ngai vàng và cũng không được kết hôn.

Nàng công chúa hoàn hảo, tài sắc vẹn toàn

Cuộc đời bi thảm của công chúa Hawaii cuối cùng: Tài sắc vẹn toàn nhưng bị chôn vùi sau một lời tiên tri, phải chết trong phẫn uất mà chẳng danh phận - 1
Chân dung Công chúa Kaʻiulani (1875 - 1899)

Năm 1889, Kalākaua quyết định cho Kaʻiulani sang Anh du học. Ông và Liliʻuokalani nhận thức rõ sự ảnh hưởng của phương Tây trong cuộc sống trên quần đảo, tin tưởng bước đi này là cần thiết để xây dựng nền móng cho sự kế vị của cháu gái trong tương lai.

Dù còn nhỏ và ở nước ngoài, Kaʻiulani thể hiện tài năng và phong thái công chúa hoàn hảo. Cô bé không chỉ xuất sắc tất cả các môn học, mà còn giỏi thể thao, am tường nghệ thuật. Mới 15 tuổi, Kaʻiulani đã được văn hào Scotland - Robert Louis Stevenson (1850 – 1894) ca ngợi là "bông hồng Hawaii".

Cuộc đời bi thảm của công chúa Hawaii cuối cùng: Tài sắc vẹn toàn nhưng bị chôn vùi sau một lời tiên tri, phải chết trong phẫn uất mà chẳng danh phận - 2
Từ thuở niên thiếu, Kaʻiulani đã tài sắc hơn người

Ngày 20/1/1891, Kalākaua đột ngột băng hà. Liliʻuokalani vốn muốn để Kaʻiulani du học đủ 4 năm (tức là đến năm 1893), nhưng buộc phải tính toán lại. Sau khi lên ngôi, bà viết thư gọi Kaʻiulani về, hỗ trợ trị quốc. Lúc này, Kaʻiulani mới chỉ 16 tuổi. Cô bé lo mình vẫn chưa đủ sức giúp nữ hoàng và vẫn muốn học tiếp. Liliʻuokalani đành đồng ý cho Kaʻiulani ở lại Anh.

Để không phụ lòng Liliʻuokalani, Kaʻiulani tích cực học tập, tham gia các hoạt động ngoại giao. Cô bé tự tin chỉ 2 năm nữa, khi đã tròn 18 và tốt nghiệp các khóa học sẽ trở lại Hawaii, thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ của công chúa kiêm người thừa kế vương miện duy nhất.

Nạn nhân đáng thương của thời đại

Kỳ thực, nguyên nhân chính khiến Kalākaua phải cho cháu gái đi du học là áp lực từ Ủy ban An toàn (Committee of Safety - COS) – một nhóm chính trị thân Mỹ tại Hawaii. Sau khi thành lập vào năm 1887, COS liên tục quấy nhiễu, âm mưu lật đổ nhà Kalākaua.

Lấy lý do cách thức cai trị kiểu phong kiến đã lỗi thời, Lorrin A. Thurston (1858 – 1931) – người đứng đầu COS kêu gọi cải cách và đảo chính. Ông thành công ép Kalākaua phải bước vào bàn đàm phán, chỉ chấp nhận để Kaʻiulani kế thừa vương vị nếu cô "đủ tiêu chuẩn".

Cuộc đời bi thảm của công chúa Hawaii cuối cùng: Tài sắc vẹn toàn nhưng bị chôn vùi sau một lời tiên tri, phải chết trong phẫn uất mà chẳng danh phận - 3
Lorrin A. Thurston (1858 – 1931)

Tháng 1/1893, trong khi Kaʻiulani vẫn đang học ở Anh, COS lật đổ nhà Kalākaua. Hay tin, Kaʻiulani ra thông cáo báo chí, trách móc Thurston nuốt lời và sẽ đến Hoa Kỳ "xin nước Mỹ vĩ đại trả lại chủ quyền".

Tại Mỹ, công chúa vừa tròn 18 tuổi này được Grover Cleveland (1837 – 1908), Tổng thống đương nhiệm tiếp kiến. Sau khi nghe cô trình bày, Cleveland tỏ rõ thái độ thông cảm, tuyên bố xem xét lại mọi chuyện và khuyên Kaʻiulani tạm thời đừng vội về Hawaii.

Cuộc đời bi thảm của công chúa Hawaii cuối cùng: Tài sắc vẹn toàn nhưng bị chôn vùi sau một lời tiên tri, phải chết trong phẫn uất mà chẳng danh phận - 4

Cuộc đời bi thảm của công chúa Hawaii cuối cùng: Tài sắc vẹn toàn nhưng bị chôn vùi sau một lời tiên tri, phải chết trong phẫn uất mà chẳng danh phận - 5
Tổng thống Grover Cleveland (1837 – 1908) đã gặp mặt và hứa trả vương quyền Hawaii cho Kaʻiulani, nhưng không thực hiện

Suốt 5 năm kế tiếp, Kaʻiulani kiên nhẫn chờ đợi câu trả lời từ Nhà trắng. Vì đã mất hoàng vị, cô cũng không còn tài sản hay được cấp tiền bạc, phải sống trong túng thiếu.

Ngày 12/8/1898, Mỹ tuyên bố sát nhập Hawaii, xếp số tiểu bang thứ 50. "Mất ngôi đã đủ tệ, bị hạ luôn lá cờ thì còn gì kinh khủng hơn," - Kaʻiulani tuyệt vọng và tràn đầy phẫn uất. Cô cùng Liliʻuokalani mặc tang phục, biểu tình phản đối.

Suốt nửa năm tiếp theo, Kaʻiulani kêu gọi và biểu tình đòi hoàng quyền, hoàng vị khắp nơi. Mỹ không quan tâm các hành động của cô, còn Hawaii dần quen với chính phủ mới. Đau đớn và vô vọng khiến Kaʻiulani kiệt quệ. Giữa cơn bĩ cực, những người thân yêu nhất với cô lại lần lượt qua đời.

Cuộc đời bi thảm của công chúa Hawaii cuối cùng: Tài sắc vẹn toàn nhưng bị chôn vùi sau một lời tiên tri, phải chết trong phẫn uất mà chẳng danh phận - 6
Tuy nỗ lực và đầy khí chất, Kaʻiulani không có cơ hội nào thể hiện

Ngày 6/3/1899, Kaʻiulani trút hơi thở cuối cùng trong đau yếu. Cô mới chỉ 23 tuổi, chưa một lần được chạm tới vương miện nữ hoàng và vẫn còn độc thân.

Theo Vũ Huế (Pháp Luật & Bạn Đọc)




https://phapluat.suckhoedoisong.vn/cuoc-doi-bi-tham-cua-cong-chua-hawaii-cuoi-cung-tai-sac-ven-toan-nhung-bi-chon-vui-sau-mot-loi-tien-tri-phai-chet-trong-phan-uat-ma-chang-danh-phan-162210910002904826.htm