Thế giới

Ngoài Bermuda, còn có một 'tam giác quỷ' khác còn đáng sợ hơn với trên 20.000 vụ mất tích chứa đựng nhiều bí ẩn đến tận ngày nay

Mọi người nghe nhiều về Tam giác quỷ Bermuda, tuy nhiên, Tam giác Alaska còn đáng sợ hơn khi nơi đây xảy ra nhiều vụ mất tích nhất thế giới. Hàng trăm cuộc tìm kiếm được thực hiện, nhưng hiếm khi người ta tìm thấy dấu vết nào của các nạn nhân, dù sống hay chết.

Những câu chuyện về máy bay, tàu thủy "bốc hơi" khi đi qua Tam giác Quỷ - vùng biển Đại Tây Dương nằm giữa bang Florida thuộc Mỹ, đảo Puerto Rico và quần đảo Bermuda, đã rất nổi tiếng.

Tuy nhiên, những chuyện đó không chân thực bằng hàng loạt vụ mất tích xảy ra tại Alaska trong hàng chục năm qua. Miền Bắc Mỹ hoang dã này có một vùng đất được mệnh danh là Tam giác Alaska - vốn chết chóc hơn nhiều so với "người anh em" Bermuda.

Những vụ mất tích bí ẩn

Đối với toàn bộ bang Alaska, ước tính có trung bình 2.250 người biến mất mỗi năm, gấp đôi mức trung bình toàn nước Mỹ.

Một số người nổi tiếng bị mất tích ở Tam giác Alaska là ông Thomas Hale Boggs Sr, lãnh đạo đa số Hạ viện Mỹ, và ông Nick Begich, một nghị sĩ Alaska.

Ngoài Bermuda, còn có một 'tam giác quỷ' khác còn đáng sợ hơn với trên 20.000 vụ mất tích chứa đựng nhiều bí ẩn đến tận ngày nay
Ông Hale Boggs (phải) mất tích khi đang trên đường tới Juneau để tham gia chiến dịch tranh cử cho đồng nghiệp Nick Begich (trái), đảng viên đảng Dân chủ của Hạ viện Mỹ ở Alaska. Đây là tấm ảnh cuối cùng họ chụp cùng nhau trước vụ mất tích. Ảnh: Seattle Weekly.

Hai chính trị gia trên biến mất vào ngày 16-10-1972, khi bay trên một chiếc máy bay hạng nhẹ từ thành phố Anchorage đến Juneau cùng với phụ tá của ông Begich, Russell Brown, và phi công Don Jonz.

Một nỗ lực quy mô lớn đã được triển khai trên phạm vi 8,2 triệu ha, với 40 phi cơ quân sự, 50 máy bay dân dụng. 39 ngày trôi qua, toàn bộ lực lượng không thấy bất kỳ dấu vết nào, từ mảnh vụn cho tới các phần thi thể. Sau vụ tai nạn này, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật bắt buộc mọi máy bay dân sự phải lắp đặt hệ thống định vị khẩn cấp.

Một trường hợp đáng chú ý khác là anh Gary Frank Sotherden, 25 tuổi, từ New York tới vùng hoang dã Alaska vào giữa những năm 1970 để đi săn, nhưng anh không bao giờ trở về nhà.

Vào mùa hè năm 1997, thợ săn tìm thấy một hộp sọ người dọc theo sông Porcupine ở đông bắc Alaska. Năm 2022, DNA được phục hồi và các chuyên gia kết luận hộp sọ là của Sotherden. Rất có thể anh đã chết sau khi bị gấu vồ.

Vùng "Tam giác quỷ" trên cạn

Tam giác Alaska bao phủ một khu vực rộng lớn của tiểu bang Alaska (Mỹ), kéo từ khu vực Đông Nam gần Juneau và Yakutat đến khu vực phía Bắc của dãy núi Barrow và thành phố Anchorage.

Ngoài Bermuda, còn có một 'tam giác quỷ' khác còn đáng sợ hơn với trên 20.000 vụ mất tích chứa đựng nhiều bí ẩn đến tận ngày nay - 1
Tam giác Alaska. Ảnh: AP

Trong khi đó, Alaska là bang có dân cư thưa thớt nhất nước Mỹ, với chỉ 730.000 dân. Và chỉ 1/20 của 1% diện tích bang có người sinh sống.

Bang này tương đối hoang sơ, với những dãy núi lởm chởm, thời tiết lạnh giá khắc nghiệt, sông băng, hàng triệu hồ nước, vô số khe nứt, thung lũng rộng lớn và rất nhiều gấu.

Bên trong tam giác Alaska còn nhiều khu vực là "ẩn số", hoàn toàn hoang dã chưa được khám phá gồm các đỉnh núi, những cánh rừng lớn, và lãnh nguyên cằn cỗi bị cô lập.

Dù không phải nơi an toàn, song nhiều người ưa mạo hiểm vẫn dấn thân vào miền hoang dã để khám phá thiên nhiên nơi này. Mỗi năm có hàng trăm cuộc tìm kiếm và giải cứu được thực hiện tại đây. Dù vậy, lượng vũ trang liên bang hiếm khi tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của các nạn nhân - dù sống hay đã tử vong.

Ngoài Bermuda, còn có một 'tam giác quỷ' khác còn đáng sợ hơn với trên 20.000 vụ mất tích chứa đựng nhiều bí ẩn đến tận ngày nay - 2
Vùng đất hoang dã thuộc bang Alaska với đa số là loài tuần lộc sinh sống.

Theo thống kê, đã có khoảng 16.000 nạn nhân bị mất tích trong làn không khí loãng của vùng Tam giác Alaska bí ẩn. Ước tính, cứ 1.000 người tại Alaska lại có 4 người mất tích - tỷ lệ gấp đôi những khu vực khác của Mỹ.

Bí ẩn chưa có lời giải

Có nhiều lập luận khác nhau liên quan đến tất cả những vụ biến mất trong Tam giác Alaska và một trong số đó bao gồm những "ác hồn" có liên quan đến người bản địa Tlingit sống trong vùng. Những người này được cho là đã xuất hiện từ 11.000 năm trước. Tên Tlingit của họ có nghĩa là "Những người thủy triều".

Những người này tin rằng có một con quỷ thay đổi hình dạng tên là Kushtaka, là vật lai giống giữa người và rái cá. Nó cám dỗ người ta đến với cái chết bằng cách quyến rũ cho người ta bị chết chìm khi nó đóng vai trẻ em hoặc phụ nữ la hét xin cứu giúp.

Ngoài Bermuda, còn có một 'tam giác quỷ' khác còn đáng sợ hơn với trên 20.000 vụ mất tích chứa đựng nhiều bí ẩn đến tận ngày nay - 3
Kushtaka có nghĩa là người rái cá trên cạn, được mệnh danh là Bigfoot của Tam giác Alaska.

Theo truyền thuyết, con Kushtaka (còn có tên là Otterman) hay bắt cóc những người bị mất tích này, sau đó nó đánh cắp linh hồn của họ. Câu chuyện văn hóa dân gian này chưa bao giờ được chứng minh, nhưng ít nhất đó vẫn là một ý nghĩ đáng sợ.

Một số người thì đặt ra giả thuyết Tam giác Alaska nằm trong vùng hoạt động thường xuyên của các cơn lốc xoáy, nơi xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết dị thường về từ trường, điện từ và những lốc xoáy năng lượng là các dòng điện từ. Một số nơi khác trên hành tinh cũng được cho là có hiện tượng này, chẳng hạn như núi lửa Hamakulia ở Hawaii, "Biển Quỷ" ở Nhật Bản, Tam giác Bermuda cũng như các cực Bắc và cực Nam.

Tuy nhiên, một lý giải thực tế và nhận được nhiều sự ủng hộ hơn là những núi băng hùng vỹ của Alaska có thể đã "nuốt chửng" những nạn nhân hoặc máy bay.

Những núi băng ở Alaska có nhiều khoảng trống lỗ chỗ như tổ ong với các hang động ẩn có thể chứa vừa cả một căn nhà hay tòa cao ốc. Bên cạnh đó, khí hậu vùng cực với những trận tuyết rơi dày đặc, nhiều người cho rằng hiện tượng "biến mất trong không khí" tại Tam giác Alaska nhiều khả năng là bị băng tuyết chôn vùi.

QT (SHTT)




https://sohuutritue.net.vn/ngoai-bermuda-con-co-mot-tam-giac-quy-khac-con-dang-so-hon-voi-tren-20000-vu-mat-tich-an-chua-nhieu-bi-an-den-tan-ngay-nay-d211192.html