Xã hội
06/04/2021 13:45Bé gái 15 tháng tuổi tử vong vì 'rắn học trò'
Ngày 6/4, bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM thông tin về một bé gái 15 tháng tuổi tử vong do bị rắn học trò cắn.
Nạn nhân là bé gái N.T.N.T. (15 tháng tuổi), nhà ở Tiền Giang.
Theo lời kể của người nhà bé T., bé đang chơi ngoài sân thì bị rắn cắn, người nhà đắp một loại lá nhưng thấy máu ở vết thương nơi cẳng tay vẫn chảy tiếp nên đưa bé vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang.
Tại đây, các bác sĩ đã cấp cứu, dùng thuốc chống lại tình trạng rối loạn đông máu, băng ép và chích 4 lọ kháng huyết thanh dành cho rắn lục tre, tuy nhiên bé vẫn chảy máu nên đã được chuyển lên bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM.

Bác sĩ Đinh Tấn Phương cho biết, lúc nhập viện bé hoàn toàn tỉnh nhưng máu vẫn chảy ra ở vết rắn cắn. Sau khi thăm khám, các bác sĩ nhận ra đây không phải vết cắn của rắn lục tre. Qua đối chiếu hình ảnh với gia đình, xác định là rắn hoa cổ đỏ, một loại rắn độc chưa có kháng huyết thanh.
Các bác sĩ đã liên hệ với Bệnh viện Chợ Rẫy là nơi có nghiên cứu về rắn này nhưng được biết ở Việt Nam chưa có kháng huyết thanh. Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng liên hệ với nhiều quốc gia để tìm kháng huyết thanh cho bệnh nhi nhưng không có, chỉ có một bệnh viện ở Nhật đang nghiên cứu thử nghiệm kháng huyết thanh này, tuy nhiên chế phẩm vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, chưa thể sử dụng được, bác sĩ Phương cho biết.
Cuối cùng, bệnh nhi được truyền rất nhiều máu, chế phẩm máu, gần như đã thay toàn bộ máu, tuy nhiên diễn biến ngày càng nặng, xuất huyết không chỉ ở vết thương mà còn dưới da, chân răng, nghi ngờ xuất huyết não. Dù bác sĩ đã cố gắng hết sức nhưng bệnh nhân đã suy hô hấp và tử vong sau 2 ngày điều trị.
Qua ca bệnh, BS Đinh Tấn Phương cảnh báo về loại rắn này. Nó có nhiều tên như rắn học trò, rắn bảy màu, nữ hoàng bóng đêm..., có đầu màu ô liu, cổ đỏ, thân mình nhiều hoa văn đen, xanh... rất đẹp và nguy hiểm nhất là một số người vẫn tưởng nó không độc, thậm chí cho trẻ con nuôi chơi.
Rắn hoa cỏ cổ đỏ không tự sản xuất chất độc mà nọc độc từ thức ăn và "thu thập" từ con mồi như cóc, rết... Do đó, khi bệnh nhân bị rắn cắn, cần chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, không cần băng bó, chỉ cần rửa sạch vết cắn. Rắn cắn sẽ không gây tử vong ngay nhưng sẽ có giai đoạn rối loạn đông máu và tử vong do tình trạng xuất huyết não, xuất huyết toàn thân.
HL (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Căn bệnh Tổng thống Mỹ Donald Trump mắc nguy hiểm ra sao? Bác sĩ đưa ra cảnh báo (18/07)
-
Mẹ vợ lúc sống thì ghét bỏ, chì chiết đủ điều, nhưng trước khi qua đời lại nói một câu khiến con rể nước mắt chảy dài (18/07)
-
Giá bán chung cư sơ cấp trung bình tại Hà Nội liên tục lập đỉnh, chạm mốc 80 triệu đồng/m2: Vì sao giá vẫn chưa chịu hạ? (18/07)
-
Trung vệ Việt kiều Pháp từ chối CLB CAHN, tiết lộ lý do quyết ở lại đội "ngựa ô" V.League (18/07)
-
VN-Index vượt 1.500 điểm sau 3 năm (18/07)
-
Bão Wipha có thể mạnh lên cấp 12, giật cấp 15 trên Biển Đông (18/07)
-
Diệp Lâm Anh bị tấn công dồn dập sau họp báo của Jack (18/07)
-
Đăng bài "khịa" học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam sau kỳ thi tốt nghiệp, nam sinh gây tranh cãi! (18/07)
-
Kinh hãi cảnh tượng heo bệnh chết bị vứt bỏ tràn lan ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi (18/07)
-
Chân dung nữ chính trị gia 40 tuổi được bổ nhiệm làm Thủ tướng Ukraine (18/07)
Bài đọc nhiều




