Xã hội
19/07/2017 20:40Cẩn thận “bút sa gà chết” khi điều chỉnh nguyện vọng
Do chỉ được điều chỉnh nguyện vọng duy nhất 1 lần nên nhiều thí sinh đã phải “khóc mếu” vì không sửa được hồ sơ khi gặp sai sót.
![]() |
Thí sinh nên cẩn trọng khi thay đổi nguyện vọng trực tuyến để tránh sai sót không sửa chữa được (Ảnh minh họa: IT) |
“Em không biết phải làm thế nào vì chỉ được phép thay đổi nguyện vọng 1 lần, không thể sửa chữa được nữa” – Hà cho biết.
Ở lần “thử” đăng ký thay đổi nguyện vọng trực tuyến trước đó, thí sinh Trần Bảo An (Phú Thọ) cũng thấy mình gặp “lỗi” khi đường truyền internet ở chỗ em có vấn đề. An đã phải đăng nhập và thoát ra nhiều lần vẫn không hoàn thành việc thay đổi. Sợ gặp rủi ro với lần làm chính thức, An đã quyết định đến tận nơi mình nộp hồ sơ để làm thủ tục thay đổi nguyện vọng.
“Khi đăng ký xét tuyển ban đầu em đã phải cân nhắc rất kỹ rồi, nhưng vẫn phải thay đổi vì điểm của mình không như kỳ vọng. Nếu mức điểm đó mà giữ nguyên nguyện vọng vào trường cũ chắc chắn sẽ trượt. Em không thể vì sai sót khi làm thủ tục mà làm mất cơ hội vào ĐH của mình được. Khi đến làm hồ sơ trực tiếp, em vừa có thời gian suy nghĩ, có vấn đề gì, mục nào không rõ sẽ được giáo viên giải thích, vì vậy chắc chắn hơn” – An nói.
Theo quy chế của Bộ GD ĐT thí sinh chỉ được xét tuyển nguyện vọng duy nhất 1 lần, bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH (Bộ GD ĐT) giải thích, quy định này là để tránh trường hợp thí sinh chưa suy nghĩ kỹ đã điểu chỉnh, đăng nhập nhiều lần có thể xảy ra chậm mạng, nghẽn mạng, lo ngại sẽ xảy ra tình trạng “vỡ trận” tuyển sinh như năm 2015.
“Khó khăn nhất là chậm mạng những ngày cuối cùng của thời gian điều chỉnh nguyện vọng sẽ gây ảnh hưởng đến thí sinh khác. Phần mềm thay đổi nguyện vọng đã thiết kế câu hỏi để thí sinh chắc chắn mới bấm nút chốt thay đổi nên không thể gây nhầm lẫn” – bà Phụng nói.
Bà Phụng cũng cho rằng, trước đó Bộ GD ĐT đã có những hướng dẫn rất cụ thể, trên website của Bộ cũng đã đăng tải tài liệu hỏi – đáp về tuyển sinh 2017. Những thắc mắc về điều chỉnh nguyện vọng đã được hướng dẫn qua tài liệu rất cụ thể và dễ hiểu. Ngoài ra, các phương thức xét tuyển của từng trường đã được công khai trong các đề án tuyển sinh. Thí sinh có thể vào trang thituyensinh.vn để tham khảo các thông tin để thực hiện đúng hoặc điện thoại email đến các địa chỉ tư vấn hỗ trợ thí sinh của Bộ GD ĐT và Sở GD ĐT các địa phương.
Ông Nguyễn Quốc Cường – Phó Ban đào tạo Hội giáo dục nghề nghiệp TP.Hồ Chí Minh khuyên: “Thí sinh ở những vùng khó khăn về internet hay đường truyền mạng không thông suốt thì tốt nhất nên đến trực tiếp nơi làm hồ sơ để thay đổi nguyện vọng. Thời gian thay đổi hồ sơ trực tiếp đến hết ngày 23.7, khi đến làm thủ tục các em có thể dùng điện thoại để chụp lại hình ảnh những giấy tờ mình đã làm để “làm bằng chứng”. Trong trường hợp xảy ra mất mát, sai sót hay sự cố gì mình có thể dùng hình ảnh đó để làm bằng chứng, điều đó sẽ giúp các em tránh được những thiệt thòi không cần thiết khi làm hồ sơ.
Theo Thống kê của Bộ GD ĐT, với mức điểm sàn 15,5 điểm, các trường trong cả nước tuyển được 83% chỉ tiêu ngay trong đợt 1. Phần mềm dự báo lọc ảo của Bộ cho ra kết quả: 85 trường đạt chỉ tiêu 100%, 66 trường đạt chỉ tiêu từ 80% - 99% và có 83 trường đạt chỉ tiêu từ 40% - 79%. Bộ GD ĐT cũng thông kê, đến thời điểm này đã có gần 30% thí sinh thay đổi nguyện vọng. Thời gian thay đổi trực tuyến đến cuối ngày 21.7, sau ngày này, nếu thí sinh vẫn chưa hoàn thành thủ tục có thể đến trực tiếp nơi tiếp nhận hồ sơ xét tuyển của mình để thay đổi nguyện vọng đến hết ngày 23.7 |
Theo Tùng Anh (Dân Việt)
Tin cùng chuyên mục








-
Khách Trung Quốc thích mê 1 món vỉa hè tại TP HCM, thốt lên: "Sống ở Việt Nam sung sướng quá" (19/07)
-
Cách kiểm tra Facebook và Zalo có đang bị theo dõi (19/07)
-
Đập chén bát xây lăng mộ: Chuyện thật ở ngôi làng khiến cả thế giới ngỡ ngàng (19/07)
-
CHÍNH THỨC: Arsenal bạo chi mua Noni Madueke bất chấp người hâm mộ phản đối (19/07)
-
Tiếc đứt ruột phim Hàn hay khủng khiếp mà chỉ có 10 tập: Dàn cast đỉnh của đỉnh, may quá sẽ có phần 2 (19/07)
-
Vụ Vạn Thịnh Phát: Hơn 41.000 người đã nhận tiền, còn 1.200 tỷ đồng kẹt ở ngân hàng (19/07)
-
Thương vụ hỏi mua 'báu vật quốc gia' 46 tỷ USD của Nhật Bản chính thức đổ bể, ông chủ Circle K tay trắng ra về (19/07)
-
Đã nhận chế độ theo Nghị định 178, được bầu làm bí thư chi bộ có phải trả lại tiền? (19/07)
-
Người quay lại khoảnh khắc ngoại tình của CEO công nghệ hút hàng chục triệu view lần đầu lên tiếng (19/07)
-
Bà mẹ TP.HCM đau khổ: Con ngoan, thông minh nhưng phải cho đi khám Tâm thần, nhiều người khuyên "chữa" nhanh kẻo hỏng! (19/07)
Bài đọc nhiều



