Xã hội
02/01/2024 09:18Chính phủ quyết định chưa tăng học phí đại học theo lộ trình
Nghị định số 97/NĐ-CP (Nghị định 97) của Chính phủ ban hành ngày 31/12/2023 quyết định giữ ổn định học phí từ năm học 2023-2024 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông bằng mức học phí năm học 2021-2022.
Đồng thời, Chính phủ cũng quyết định lùi lộ trình học phí của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập 1 năm so với quy định tại Nghị định 81. Tức là học phí năm học 2023-2024 tăng so với học phí năm học 2022-2023 nhưng mức tăng thấp hơn so với lộ trình.
Các chính sách miễn, giảm học phí được quy định tại Nghị định 81 được giữ nguyên để hỗ trợ cho các đối tượng chính sách và có điều kiện khó khăn.
Điều này để phù hợp với điều kiện thực tiễn và giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên.
Cụ thể, từ năm học 2023 - 2024 đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên giữ ổn định mức thu học phí bằng mức thu học phí của năm học 2021 - 2022 do HĐND tỉnh đã ban hành áp dụng tại địa phương.
Đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chỉ đầu tư: Cơ sở giáo dục xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, trình UBND để đề nghị HĐND cấp tỉnh xem xét phê duyệt.
Cụ thể mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư:
Mức trần học phí từ năm học 2023-2024 đến năm học 2026-2027 đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên:
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học công lập đã ban hành mức thu học phí năm học 2023-2024 theo quy định tại Nghị định 81 phải thực hiện rà soát, điều chỉnh theo quy định của Nghị định 97 này.
Đối với các cơ sở giáo dục đã được phê duyệt phương án tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ (Nghị định 60), các đơn vị này được tiếp tục thực hiện cơ chế thu học phí tương ứng với mức độ tự chủ tài chính đã phê duyệt.
Trường hợp việc thực hiện thu học phí theo quy định tại Nghị định 97 dẫn đến có biến động về nguồn thu, làm thay đổi mức độ tự chủ tài chính đã được phê duyệt, các cơ sở giáo dục có trách nhiệm rà soát lại các khoản thu, chi, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để có phương án tự chủ tài chính cho thời gian còn lại của thời kỳ ổn định theo quy định tại Nghị định 60.
Hiền Lê (SHTT)
Tin cùng chuyên mục








-
"Viên nang thời gian" từ sao Hỏa: Thiên thạch lớn nhất trái đất được bán với giá 5,3 triệu USD (18/07)
-
Kết hôn để chuộc lỗi lầm thời thơ bé, giờ tôi chỉ muốn ly hôn (18/07)
-
Cô gái 23 tuổi chiếm đoạt 17 tỷ đồng chỉ sau 5 tháng "tung chiêu" (18/07)
-
Bán kết 2 Sing! Asia: Giám khảo chấm điểm thấp cho Phương Mỹ Chi lại ngồi ghế nóng! (18/07)
-
Vành đai "không khói" của Hà Nội sẽ sớm xuất hiện: Sở hữu đoạn đường "đắt nhất hành tinh" 3,5 tỷ đồng/mét (18/07)
-
Thiếu gia nhà bầu Hiển vừa là sếp lớn, vừa làm bố đơn thân vẫn tranh thủ độ cơ bắp cuồn cuộn gây sốt (18/07)
-
Cục CSGT đề xuất sơn "tốc độ tối đa cho phép" lên mặt đường (18/07)
-
Toàn cảnh dự án hai bệnh viện ngàn tỉ gây thất thoát ngân sách (18/07)
-
Bé trai 9 tuổi ở Trung Quốc bị nhét vào cốp xe trong hành trình du lịch 1.000km cùng cha ruột và mẹ kế: Lời biện minh của người cha càng gây phẫn nộ (18/07)
-
40 tuổi là bước ngoặt quyết định tuổi thọ: Nếu có 4 thói xấu này, hãy bỏ ngay! (18/07)
Bài đọc nhiều




