Xã hội
16/10/2015 10:00Lao động Việt ở Algeria khóc qua điện thoại, chỉ mong được về nước
"Giờ bọn em khổ lắm, ăn uống bữa có bữa không, chỉ mong được về Việt Nam càng sớm càng tốt", nhiều lao động khóc nói khi nói chuyện với lãnh đạo Cục quản lý lao động ngoài nước.
![]() |
Người nhà lao động đối thoại trực tiếp với lãnh đạo Cục quản lý lao động ngoài nước. Ảnh: Phương Hòa. |
Để chứng thực, người nhà đã kết nối điện thoại trực tiếp với nhóm 16 lao động để lãnh đạo Cục trực tiếp nắm tình hình. Lao động Cao Văn Nhân cho biết từ chiều qua đã phải nhịn đói. May mắn có một số người Việt Nam ở công ty khác cùng làm việc ở đây mua bánh mì cho ăn; đổi giúp 200 USD sang đồng DZD để 16 người mua gạo và thức ăn chống đỡ. Đây là số tiền ông Đỗ Văn Hải, đại diện Công ty SIMCO đưa cho 16 người, phòng khi bị chủ sử dụng cắt cơm thì tự nấu nướng.
"Bọn em chỉ dám tiêu dè xẻn. Giờ chúng em khổ lắm, lại hoang mang, lo sợ cho tính mạng", anh Nhân vừa khóc vừa nói. Sau đó, lần lượt 16 công nhân báo tên và cho biết họ đều có chung nguyện vọng duy nhất là được hồi hương.
Nhóm 38 lao động ở thành phố Khenchela đang sống trong cảnh sinh hoạt thiếu thốn cũng có chung nguyện vọng. Từ ngày 10/10, các công nhân dùng 500 USD do đại diện Công ty SIMCO chuyển cho để mua gạo và thức ăn. Nhóm công nhân này rất lo lắng vì tiền ăn ít ỏi chỉ duy trì được khoảng một ngày nữa là hết. Các lao động cho hay, dù được tiếp xúc với đại diện Công ty SIMCO và đề đạt nguyện vọng được về nước toàn bộ nhưng đến nay vẫn chưa có thêm thông tin gì.
Lắng nghe phản ánh tình hình, ông Lê Thanh Hà (Trưởng phòng Hàn Quốc - Tây Á – Châu Phi) hứa sẽ đề nghị Đại sứ quán Việt Nam, đại diện Công ty SIMCO can thiệp để công nhân được ăn uống đầy đủ. Ông dặn dò trong thời gian chờ giải quyết vụ việc không nên đi ra ngoài nhất là buổi tối, tránh vi phạm lao động để gặp phải vướng mắc.
![]() |
Nhóm 16 công nhân bị cắt cơm, phải ăn bánh mì. Ảnh chụp ngày 14/10. |
Chị Trần Thị Nhung, vợ lao động Nguyễn Đình Hoàng cho hay một tháng nay, lần nào nói chuyện qua điện thoại vợ chồng chị cũng khóc. "Anh ấy về rồi, em sẽ không cho đi nước này nước kia nữa, ở nhà làm ruộng cũng được", chị Nhung nghẹn ngào nói.
Trước đó vào ngày 5/10, các công nhân Việt Nam tại Algeria đã kêu cứu về việc bị chủ sử dụng lao động Trung Quốc đánh đập. Họ nằm trong số 55 lao động Việt Nam do Công ty cổ phần SIMCO Sông Đà đưa sang làm việc tại Algeria theo hợp đồng với Công ty TNHH xây dựng công trình Đông Nhất Giang Tô (Trung Quốc). Theo hợp đồng ký kết giữa các bên, các công nhân được trả lương theo công nhật nhưng nhà thầu tự ý đổi sang lương khoán, công nhân không đồng ý, phản đối nên bị đánh vào đêm 16/9.
Theo Phương Hòa (VnExpress.net)
Tin cùng chuyên mục








-
Thực phẩm có cholesterol cao gấp 3 lần mỡ lợn, cực hại nếu ăn nhiều: Người Việt rất hay ăn (12/07)
-
Ám ảnh người đàn ông lao thẳng vào máy bay đang chuẩn bị cất cánh, tử vong tại chỗ, nhân viên sân bay ôm đầu bàng hoàng (12/07)
-
Sau vụ cháy khiến 8 người tử vong ở TPHCM: Cảnh sát đến tận chung cư vận động gỡ lồng sắt, tháo ‘chuồng cọp’ (12/07)
-
Cùng một tên gọi, ở Việt Nam chỉ bán vài trăm nghìn, Nhật Bản bán hơn 50 triệu/kg: Tại sao lại đắt như vậy? (12/07)
-
Nữ diễn viên nổi tiếng tung loạt ảnh sexy, hé lộ thông tin gây chú ý, hàng trăm người quan tâm (12/07)
-
Tuần mới (14-20/7) đón lộc Thần Tài, 4 con giáp gặp vô vàn may mắn, công việc hanh thông, tiền bạc dồi dào! (12/07)
-
Bắt khẩn cấp 31 người bán 253 tỷ đồng "bóng cười" cho các tụ điểm ăn chơi (12/07)
-
Bộ y tế yêu cầu báo cáo vụ "cò mồi" giả danh bảo vệ bệnh viện, đưa bệnh nhân vào phòng khám (12/07)
-
Chồng coi tôi là đồ bỏ đi, khi tôi ly hôn thật thì anh trở nên trượt dốc, 3 năm sau gặp lại, bộ dạng của anh khiến tôi thất kinh (12/07)
-
Nóng: HLV Kim Sang-sik gạch tên chân sút Việt kiều ngay trước thềm khai mạc giải Đông Nam Á (12/07)
Bài đọc nhiều




